Nguyên nhân bé bú ít hơn bình thường và cách khắc phục

bé bú ít hơn bình thường
Bé bú ít hơn bình thường khiến cha mẹ lo lắng? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bé bú ít, hãy cùng Bếp Nhà Pi tìm hiểu vấn đề này, để đưa ra giải pháp khắc phục nhé!

Sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển trí tuệ và thể chất của bé. Tuy nhiên, nếu bé nhà bạn bú ít hơn bình thường và tình trạng này lại kéo dài, sẽ khiến bé chậm tăng cân, thiếu dinh dưỡng. Chính vì thế, tìm hiểu nguyên nhân để có cách giải quyết kịp thời là vô cùng cần thiết để đảm bảo sức khỏe của bé.

Bé bú bình thường sẽ đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện
Bé bú bình thường sẽ đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện

Bé bú như thế nào được gọi là bình thường?

Khi bé mới chào đời, dạ dày bé rất nhỏ, do đó trung bình mỗi lần bú, bé chỉ cần 5 – 7ml sữa là đủ. Bé được 2 tuần, có thể bú trung bình 60 – 90ml sữa/lần. Trong khoảng 1 – 6 tháng, dạ dày trẻ mở rộng hơn và khi quen dần với bú mẹ, bé có thể bú 90 – 150ml sữa/ lần.

Bạn Đang Xem: Nguyên nhân bé bú ít hơn bình thường và cách khắc phục

Dù nhu cầu dinh dưỡng mỗi bé là khác nhau, tuy nhiên nhìn chung, các bé cần bú từ 8 – 12 lần/ ngày và mỗi lần cách nhau 2 tiếng nếu bú mẹ, 3 tiếng nếu bú sữa công thức. Sau khi bú sữa mẹ, bé ngủ ngon, không quấy khóc, lên cân đầy đủ và đi tiểu trên 6 lần/ ngày là bé đã nhận đủ sữa.

Nếu bé bú ít hơn, bú trong khoảng thời gian ngắn thì mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục nhanh chóng, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Những nguyên nhân dẫn đến bé bú ít hơn bình thường

Bé gặp các vấn đề về sức khỏe

Nếu bé đang bú nhiều và bú ngoan, bỗng dưng bú ít lại, khóc thì mẹ nên kiểm tra bé có bị các bệnh lý hoặc có các dấu hiệu nào bất thường hay không. Thông thường, bé bú ít có thế do các vấn đến về đường tiêu hóa, đau họng, nhiệt miệng, có đờm, viêm tai, ngạt mũi, hoặc do bé mọc răng, thân nhiệt cao. Điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng biếng bú, bú ít của bé.

Xem Thêm : Con ruồi số mấy tài lộc trong Phong Thuỷ

> Có thể bạn quan tâm: Thực hư thông tin dây rốn quấn cổ bé thông minh?

Sữa mẹ có mùi vị lạ

Một trong những nguyên nhân tiếp theo có thể kể đến đó là sữa mẹ có mùi vị khác thường dẫn đến bé bú ít. Do mẹ ăn những thực ăn nặng mùi, quá cay hoặc quá chua cũng ảnh hưởng đến mùi vị của sữa. Đặc biệt, các gai vị giác của các bé sẽ nhạy cảm hơn người lớn rất nhiều, do đó bé sẽ dễ nhận ra sự khác biệt của sữa mẹ. Những vị lạ đó làm bé khó chịu và bú ít hơn.

Mẹ cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để tiết sữa cho bé
Mẹ cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để tiết sữa cho bé

Mẹ có ít sữa hơn bình thường

Nếu lượng sữa từ mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu của bé cũng khiến bé bú ít. Tuy mẹ đã cố gắng vắt ra nhiều sữa, nhưng thời gian vắt sữa lâu khiến bé không muốn chờ, sinh ra biểu hiện cáu gắt, quấy khóc, bỏ bú hoặc bú ít.

> Có thể bạn quan tâm: Cách nấu súp lươn cho bé cực ngon, cả nhà cũng phải mê mệt

Mẹ ít cho bé bú sữa

Có những lúc công việc của mẹ bận rộn, không có nhiều thời gian bên cạnh cho bé bú. Nếu diễn ra thường xuyên, bé sẽ không có thói quen bú sữa mẹ nữa, khi gặp ti mẹ dễ khiến bé thấy lạ lẫm, quấy khóc. Điều này có thể làm bé kiệt sức, mệt mỏi.

Thuốc kháng sinh có tác dụng phụ

Xem Thêm : Bị rết cắn có sao không? Dấu hiệu và cách xử lý khi bị rết cắn

Việc dùng thuốc kháng sinh nhiều cũng khiến bé bú ít hơn bình thường. Nếu bố mẹ bất đắc dĩ phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị, thì cần cho bé sử dụng đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Mẹ cần lưu ý, tuyệt đối không hòa thuốc vào sữa để cho bé bú bởi nó cũng có thể dẫn đến ám ảnh, khiến bé sợ bú.

Tư thế bú chưa đúng cách

Tư thế bé bú không đúng cách cũng khiến bé không được thoải mái và không muốn bú nữa.

Mẹ cần phải làm gì khi bé bú ít hơn bình thường?

Mẹ cần xác định nguyên nhân xuất phát từ đâu để có hướng giải quyết hiệu quả và nhanh chóng tình trạng bé bú ít hơn bình thường.

Bé bú đủ nguồn sữa chất lượng giúp phát triển toàn diện
Bé bú đủ nguồn sữa chất lượng giúp phát triển toàn diện

Với những trẻ bú mẹ

  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ sẽ ảnh hưởng lớn đến bé. Các mẹ nên ăn các loại thực phẩm một cách đa dạng và ăn nhiều hơn bình thường để có đầy đủ dinh dưỡng, năng lượng cho cả hai mẹ con. Mẹ cần đảm bảo đủ bốn nhóm dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày gồm đạm, chất béo, đường, vitamin và khoáng chất, hạn chế ăn thức ăn có mùi nồng để đảm bảo nguồn sữa chất và đủ lượng.
  • Thường xuyên cho bé bú để tạo thói quen cho bé bằng cách chia nhỏ thành nhiều cữ bú trong ngày. Các cữ bú cách nhau 3 tiếng, nên cho bé bú ti mẹ trực tiếp. Khi bé đã bú đủ lượng sữa, mẹ không nên cố ép bé bú thêm, sẽ dễ gây nôn trớ.
  • Cho bé bú đúng tư thế sẽ tạo cảm giác thoải mái.
  • Khi bé có những triệu chứng bất thường, mẹ nên kiểm tra và đưa bé đến bác sĩ để theo dõi và xử lý kịp thời.

Với những trẻ bú sữa công thức

  • Trường hợp bé phải bú sữa ngoài vì mẹ bị ít sữa hoặc mất sữa, mẹ nên chọn loại sữa phù hợp và đảm bảo chất lượng cho bé. Đáp ứng đủ các thành phần dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ.
  • Khi bé đã làm quen với sữa công thức, mẹ cần chọn loại bình có chất liệu an toàn, kích cỡ đầu vú phù hợp với con.

Các bạn có thể xem thêm nhiều bài viết bổ ích khác tại: Góc Chia Sẻ

> Có thể bạn quan tâm: Bạn đã biết bé 3 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ chưa?

 

Nguồn: https://anhvufood.vn
Danh mục: Góc Chia Sẻ