Thực hư thông tin dây rốn quấn cổ bé thông minh?

dây rốn quấn cổ bé thông minh
Dây rốn quấn cổ bé thông minh, đó là câu chuyện mà các mẹ bầu thường nghe khi biết em bé trong bụng đang nghịch ngợm. Hãy cùng Bếp Nhà Pi vén màn sự thật nhé!

Dây rốn quấn cổ bé thông minh là điều không hề xa lạ bởi các cụ, các bà thường rỉ tai nhau khi biết em bé trong bụng đang nghịch ngợm dây rốn phải không? Vậy dây rốn quấn cổ là gì? Dây rốn quấn cổ thai nhi có ảnh hưởng gì đến sự phát triển không?

Tại sao dây rốn có thể quấn cổ bé?
Tại sao dây rốn có thể quấn cổ bé?

Định nghĩa dây rốn quấn cổ

Dây rốn quấn cổ (còn được gọi là tràng hoa quấn cổ) là hiện tượng thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ từ một tới nhiều vòng. Thai nhi có thể xoay chuyển trong bụng mẹ từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi. Do đó, sự thay đổi tư thế nằm và nhào lộn liên tục trong tử cung của mẹ làm dây rốn quấn quanh người và cổ bé.

Bạn Đang Xem: Thực hư thông tin dây rốn quấn cổ bé thông minh?

Dây rốn quấn quanh cổ là một tình trạng khá phổ biến với khoảng 12% gặp ở tuần 24 – 26 và 27% ở thai phụ đủ tháng. Theo thống kê, cứ trung bình 3 bé sẽ có 1 bé bị dây rốn quấn cổ trong thời gian nằm bụng mẹ.Tùy vào bé có tình trạng cơ thể như thế nào mà dây rốn dài ngắn khác nhau đôi chút. Chiều dài trung bình của dây rốn khoảng từ 50 – 60cm. Dây rốn càng dài sẽ càng tăng nguy cơ quấn lấy cổ/tay/chân thai nhi hoặc bị thắt nút.

Xem Thêm : Cách làm tương ớt truyền thống, tương cà chua, Hàn Quốc ngon chuẩn

Tuy nhiên, các mẹ cũng không cần quá lo lắng vì đa phần những trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn cổ, vẫn có thể phát triển khỏe mạnh cho đến khi chào đời và cũng không liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh, tử vong chu sinh. Nhưng nếu dây rốn quá ngắn hoặc quấn nhiều vòng sẽ làm căng dây rốn, làm ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy cũng như dưỡng chất cho thai nhi.

Cần chăm sóc mẹ và bé cẩn thận trong suốt quá trình thai kỳ
Cần chăm sóc mẹ và bé cẩn thận trong suốt quá trình thai kỳ

Tại sao lại có hiện tượng dây rốn quấn cổ thai nhi

Nguyên nhân chính khiến các bé bị dây rốn quấn chính là sự tinh nghịch, di chuyển quá mức của bé trong túi ối. Nếu dây rốn không đủ mềm và lớp sáp không đủ trơn sẽ dẫn đến việc gia tăng nguyên cơ dây rốn bị thắt nút hoặc quấn quanh các bộ phận của cơ thể. Ngoài ra, cũng có các nguyên nhân khác dẫn đến dây rốn quấn cổ thai nhi sau:

  • Mẹ mang thai đôi hoặc đa thai sẽ có khả năng 2 hay nhiều dây rốn quấn thành nhiều vòng do các bé chuyển động sẽ cao hơn.
  • Đa ối: Những trạng thái bất thường về nước ối và quá trình vận động mạnh, quá sức của mẹ sẽ khiến thai nhi có xu hướng quay đầu xuống dưới dẫn đến dây rốn quấn quanh người.
  • Chiều dài của dây rốn: Do thần kinh và cơ địa của từng mẹ mà dây rốn quá dài dẫn đến thai nhi bị dây rốn quấn cổ; có thể quấn 1 vòng hoặc đến 2 – 3 vòng.
  • Cấu trúc dây rốn kém: Các tế bào thiếu chất khiến dây rốn không được bôi trơn. Trường hợp này không chỉ làm dây rốn quấn cổ mà còn xảy ra tình trạng thắt nút dây rốn. Nguy hiểm nhất là ảnh hưởng đến tính mạng của thai nhi.

> Có thể bạn quan tâm: Giải đáp thực hư thông tin trẻ biết nói sớm có thông minh không?

Dây rốn quấn cổ bé thể hiện sự hiếu động trong túi ối
Dây rốn quấn cổ bé thể hiện sự hiếu động trong túi ối

Những dấu hiệu giúp mẹ nhận biết tràng hoa quấn cổ

Ngày nay với sự tiến bộ của y học hiện đại, nhờ phương pháp siêu âm màu người mẹ có thể phát hiện thai nhi có bị dây rốn quấn cổ hay không. Thông thường, tình trạng này xuất hiện nhiều ở 3 tháng cuối thai kỳ, có trường hợp tháng thứ 5, thứ 6 nên việc siêu âm định kỳ là rất cần thiết để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Siêu âm định kỳ để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé
Siêu âm định kỳ để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé

Những điều mà mẹ cần lưu ý khi dây rốn quấn cổ thai nhi

Xem Thêm : Món ngon đặc sản Thái Nguyên mua mang về làm quà ý nghĩa

Nếu em bé của bạn bị dây rốn quấn thì không có cách nào can thiệp được. Tuy nhiên, với dây rốn quấn 1 – 2 vòng sẽ không ảnh hưởng đến quá trình của hoàn máu của bé. Trong quá trình nhào lộn xoay chuyển bé còn có thể giúp bé tự tháo vòng ra được.

Tuy nhiên, trong những trường hợp nếu dây rốn siết chặt nhiều vòng quanh cổ, thai nhi có thể sẽ gặp phải một số biến chứng:

  • Gây ra bất thường về nhịp tim trong quá trình mẹ chuyển dạ do các cơn co thắt, giảm lưu lượng máu và làm nhịp tim thai giảm.
  • Thai bị chết lưu do dây quấn rốn mặc dù có tỉ lệ rất thấp. Nhưng đây cũng là biến chứng nguy hiểm nhất và mẹ bầu cũng cần phải đề phòng trường hợp này.
  • Thai nhi kém phát triển do lượng máu từ mẹ qua thai giảm, thiếu dinh dưỡng vì dây rốn quấn cổ quá chặt.
  • Đầu thai ngửa ra sau cản trở đến việc sinh thường qua âm đạo. Trong trường hợp đó, các bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để tránh trường hợp dây rốn quấn cổ thai nhi
Ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để tránh trường hợp dây rốn quấn cổ thai nhi

Biện pháp giúp hạ thấp tỷ lệ thai nhi bị dây rốn quấn cổ

Góc chia sẻ của Bếp Nhà Pi xin mách nhỏ đến các mẹ bầu những phương pháp giúp hạn chế khả năng dây rốn quấn cổ bé:

  • Mẹ cần khám thai định kỳ để có thể phát hiện sớm những bất thường của thai nhi và đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con
  • Cần tuân thủ chế độ sinh hoạt, vận động và nghỉ ngơi điều độ, hợp lý bằng việc ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và luôn giữ tinh thần thoải mái vui vẻ.
  • Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, tránh lao động nặng nhọc, quá sức.
  • Lưu ý: Khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ, các mẹ bầu không nên áp dụng các phương pháp chữa mẹo dân gian, vì nếu làm không đúng có thể dẫn đến tử cung co bóp mạnh và tình hình sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Các mẹ không nên tin những lời đồn không có cơ sở khoa học mà thay vào đó, mẹ hãy chăm chỉ thực hiện các buổi khám thai đều đặn. Vì nếu có dấu hiệu bất thường sẽ có biện pháp điều trị kịp thời, giúp mẹ luôn khỏe mạnh và bé chào đời an toàn.

> Có thể bạn quan tâm: Trẻ sơ sinh mấy ngày rụng rốn? Rụng rốn sớm hay muộn có sao không?

Nguồn: https://anhvufood.vn
Danh mục: Góc Chia Sẻ