Giải đáp thực hư thông tin trẻ biết nói sớm có thông minh không?

trẻ biết nói sớm có thông minh không
Trẻ biết nói sớm có thông minh không đã trở thành câu hỏi chung của rất nhiều bậc phụ huynh. Cụ thể, lời giải đáp như thế nào, hãy cùng Bếp Nhà Pi tìm hiểu sâu hơn nhé!

Để đánh giá một em bé thông minh hay không, các mẹ thường dựa vào những tiêu chí nào? Khả năng ngôn ngữ hay khả năng tính toán của bé? Thực tế, nếu chỉ dựa vào hai khả năng này, mẹ sẽ bỏ lỡ những khả năng tiềm ẩn khác. Tùy theo khả năng bẩm sinh và điều kiện phát triển, mỗi bé có thể nổi trội ở một loại hình nào đó. Vậy trẻ biết sớm có thông minh không?

Mỗi độ tuổi bé có cách tiếp thu thông tin khác nhau
Mỗi độ tuổi bé có cách tiếp thu thông tin khác nhau

Độ tuổi nào trẻ bắt đầu nói?

Quá trình phát triển ngôn ngữ của bé với 6 cột mốc chính và có những đặc điểm khác nhau:

Bạn Đang Xem: Giải đáp thực hư thông tin trẻ biết nói sớm có thông minh không?

Cột mốc 3 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, bé bắt đầu biết lắng nghe và quan sát nhiều hơn trước. Bé bắt đầu tạo ra những âm thanh bi bô ríu rít như đang giao tiếp, nói chuyện với người khác. Bé cũng đã biết thể hiện sự thích thú với một số âm thanh như tiếng nhạc, tiếng chim hót, tiếng xe cộ,…

> Có thể bạn quan tâm: Bé 3 tháng tuổi nặng bao kg là vừa? Các vấn đề dinh dưỡng, ăn ngủ cho bé cần quan tâm

Cột mốc 6 tháng tuổi

Xem Thêm : Ô nhiễm môi trường đất [Nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục]

Khi bé được 6 tháng tuổi, sẽ có sự phản ứng khi người lớn gọi tên mình. Bé cũng biết sử dụng các tông giọng khác nhau để thể hiện cảm xúc của mình. Ngoài ra, những từ ngữ mà bé cất lên là hoàn toàn tự nhiên chứ bé vẫn chưa biết mình đang nói gì.

Cột mốc 12 tháng tuổi

Thời gian này bé đã nói được những từ ngữ đơn giản như ba, mẹ,.. cũng có thể hiểu được ý nghĩa của những từ đó. Bé cũng có thể lặp lại những từ ngữ này khi được dạy.

Cột mốc 18 tháng tuổi

18 tháng tuổi là giai đoạn bé đã biết nói kha khá và cũng đã biết ghép các từ lại với nhau. Nếu bạn nói một câu dài bé có thể lặp lại những từ ngữ cuối. Đây chính là giai đoạn thích hợp để mẹ dạy bé nói nhiều hơn như chỉ vào các đồ vật xung quanh.

Cột mốc 2 tuổi

Khi bé được 2 tuổi, bé có thể nói những câu phức tạp và còn rất rõ chữ. Nếu mẹ quan sát sẽ thấy bé có xu hướng nói chuyện một mình trong lúc chơi.

Cột mốc 3 tuổi

Đây là lúc bé đã sử dụng ngôn ngữ một cách lưu loát và tốt hơn nhiều. Bé đã biết kiểm soát giọng điệu kết hợp với ngôn ngữ cơ thể để có thể thể hiện được lời nói của mình. Ngoài ra, bé cũng có thể tham gia vào các cuộc trò chuyện với nhiều chủ đề khác nhau, cũng như đặt ra nhiều câu hỏi để ba mẹ giải đáp.

Vậy trẻ biết nói sớm có thông minh không?

Biết nói sớm không phải là thước đo chỉ số thông minh của trẻ
Biết nói sớm không phải là thước đo chỉ số thông minh của trẻ

Xem Thêm : Cách chơi Roblox trên máy tính và điện thoại cho người mới

Do sự phát triển sớm ở hệ thần kinh giúp trẻ biết nói sớm. Đây không phải là chỉ số để đánh giá mức độ thông minh của bé. Trẻ thông minh hay không sẽ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu đáng mừng cho các bậc cha mẹ.

Trẻ biết nói sớm là dấu hiệu tốt hay xấu

Trẻ biết nói sớm là dấu hiệu đáng mừng
Trẻ biết nói sớm là dấu hiệu đáng mừng

Trẻ biết nói sớm cũng sẽ có những mặt tốt và hạn chế nhất định:

Mặt tốt

Biết nói sớm sẽ giúp bé giao tiếp và thể hiện cảm xúc tốt hơn. Khi biết được nhiều ngôn ngữ bé sẽ dễ dàng học cũng như tư duy và khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn các bé cùng tuổi.

Mặt xấu

Khi trẻ biết nói sớm sẽ dễ bị lạc lõng trong tập thể các bé cùng tuổi, vì bé chỉ có thể trò chuyện với những người lớn hơn. Tuy vậy, nếu các bậc cha mẹ muốn biết con mình có thông mình hay không, có thể dựa vào 11 điểm sau đây:

  • Khả năng ghi nhớ tuyệt vời
  • Khả năng quan sát sự vật hiện tượng xung quanh tốt
  • Bé có khả năng liên kết các thông tin hoặc dự đoán sự việc sẽ xảy ra
  • Bé đặc biệt rất thích giao tiếp với người lớn tuổi
  • Bé cũng hay nói chuyện, mặc dùng nói vẫn chưa rõ
  • Bé trằn trọc khó ngủ vì tò mò, bị kích thích về một sự vật hiện tượng nào đó
  • Bé rất cá tính và hoạt bát
  • Bé cũng rất nhạy cảm
  • Liên tục vận động để giải phóng năng lượng
  • Có một sở thích đặc biệt
  • Trẻ cũng rất thích đọc sách

Qua bài viết trên, chắc hẳn các bậc phụ huynh đã có cái nhìn trực quan hơn cũng như đã có câu trả lời cho câu hỏi trẻ biết nói sớm có thông minh không phải không nào? Xem thêm nhiều bài viết hay bổ ích khác tại: Góc Chia Sẻ nhé

> Có thể bạn quan tâm: Thực hư thông tin dây rốn quấn cổ bé thông minh?

Nguồn: https://anhvufood.vn
Danh mục: Góc Chia Sẻ