Hướng dẫn cách hạch toán tiền thai sản mới nhất

Hướng dẫn cách hạch toán tiền thai sản mới nhất

Chế độ nghỉ thai sản là gì? Các quy định Nhà nước về chế độ nghỉ thai sản của người lao động nữ? Cách hạch toán tiền thai sản dành cho doanh nghiệp?

Hạch toán tiền thai sản chi trả cho người lao động cần đòi hỏi sự chính xác của người phụ trách thực hiện. Học viện TACA xin giới thiệu cho bạn đọc các thông tin và hướng dẫn chi tiết cách hạch toán về tiền thai sản cho các doanh nghiệp.

hoach toan tien thai san

Chế độ thai sản là gì?

Chế độ thai sản là chế độ đảm bảo vật chất cho người lao động nữ khi mang thai và sinh con. Người lao động nữ khi mang thai hoặc sinh con thứ nhất hoặc thứ hai có thể được nghỉ việc và hưởng chế độ thai sản như sau: nghỉ việc đi khám thai 3 lần / 3 ngày, trường hợp sẩy thai thì nghỉ 20 ngày nếu có thai nhỏ hơn 3 tháng hoặc 30 ngày nếu có thai hơn 3 tháng. 

Người mẹ có quyền nghỉ việc trước và sau khi sinh con từ 4 – 6 tháng tùy theo điều kiện làm việc, trường hợp sinh đôi trở lên thì từ tính từ con thứ hai trở lên, người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày đối với mỗi đứa trẻ. Trợ cấp thai sản trong thời gian nghỉ việc được tính bằng 100% tiền lương đóng BHXH trước khi nghỉ việc. 

Ngoài ra, khi sinh con thì được trợ cấp một lần bằng một tháng tiền lương đóng BHXH.

hoach toan tien thai san

Chế độ thai sản dành cho người lao động nữ 

Đối với người lao động nữ, theo quy định tại điểm a và điểm c, khoản 1, điều 39, Luật BHXH năm 2014, mức hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ khi sinh con (trường hợp bình thường) được quy định như sau: 

 – Mức trợ cấp hàng tháng bằng 100% mức trung bình tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc để hưởng chế độ nghỉ thai sản. 

– Người lao động nếu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của những tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Điều 12 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về quy định Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nêu rõ: 

– Mức trung bình tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội căn cứ để tính hưởng chế độ thai sản là mức trung bình tiền lương 6 tháng đóng bảo hiểm xã hội liền kề trước khi nghỉ thai sản. Nếu thời gian đóng bảo hiểm của người lao động không liên tục thì có thể được cộng dồn.

– Trường hợp người lao động làm việc đến thời điểm sinh con và tháng sinh con hoặc tháng nhận con nuôi được tính vào 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận nuôi con nuôi thì căn cứ vào mức trung bình tiền lương của 6 tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ thai sản, kể cả tháng sinh con hoặc nhận con nuôi.

Xem Thêm : Cách trang trí cầu thang – mách bạn những ý tưởng thiết kế đẹp nhất

Xem thêm: Học kế toán online

Hướng dẫn cách hạch toán tiền bảo hiểm xã hội trợ cấp nghỉ thai sản

– Bước 1: Trong thời gian trước và trong thời kỳ mang thai, người lao động nữ và công ty đóng BHXH và các khoản trích theo lương của người lao động. Đây là căn cứ để  lao động nữ được hưởng chế độ thai sản.  

– Bước 2: Khi tính số tiền phải đóng, công ty phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ.

– Bước 3: Khi người lao động ốm đau, tai nạn, nghỉ thai sản thì công ty phải tính số tiền bảo hiểm xã hội mà người lao động được hưởng.  

– Bước 4: Ghi nhận thời điểm công ty nhận tiền BHXH chi trả. 

– Bước 5: Công ty trả lương trợ cấp cho người lao động.

– Bước 5: Doanh nghiệp bắt đầu tiến hành chi trả tiền lương trợ cấp cho công nhân viên.

Hạch toán trợ cấp về chế độ thai sản đúng, chính xác sẽ đem lại hiệu quả tốt cho các doanh nghiệp. Học viên TACA hy vọng bài viết trên sẽ đem đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc về chế độ thai sản của lao động nữ và cách hạch toán chi tiết tiền lương thai sản.

Nguồn: https://anhvufood.vn
Danh mục: Góc Chia Sẻ