Bắc trước hay bắt chước, từ nào đúng chính tả?

Bắc trước hay bắt chước, từ nào đúng chính tả?

Bắt chước hay bắt trước

Bắc trước hay bắt chước, từ nào đúng chính tả? Do sự khác biệt trong phát âm vùng miền mà nhiều từ ngữ đã bị phát âm sai lệch đi. Bắc trước hay bắt chước mới là từ đúng? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

Bạn Đang Xem: Bắc trước hay bắt chước, từ nào đúng chính tả?

1. Bắc trước hay bắt chước, từ nào đúng chính tả?

Bắt trước và bắt chước, từ đúng chính tả là bắt chước

Bắt chước có nghĩa là làm theo người khác, cố tình làm giống người khác.

Xem Thêm: Ảnh Anime Nữ Ngầu Lòi ❤️1001 Hình Nền Anime Girl Siêu Ngầu

Xem Thêm : Ý nghĩa của hoa đào trong ngày Tết cổ truyền

Ví dụ: Vì hâm mộ ca sĩ A, người hâm mộ B đã bắt chước theo cách đi đứng, nói chuyện của A. Điều này có nghĩa là B cố tình làm những hành động giống với A.

2. Lí do có sự nhầm lẫn bắt chước – bắc trước

Lí do có sự nhầm lẫn bắt chước - bắc trước

Sự nhầm lẫn bắt chước – bắc trước có thể xuất phát từ sự khác biệt trong cách phát âm. Những địa bàn phía Bắc thường có sự nhầm lẫn giữa tr-ch, phát âm tr thành ch.

Xem Thêm: TOP 50 Hình nền hoa Lan dành cho điện thoại đẹp nhất

Bên cạnh đó, nhiều người gặp vấn đề về cách đọc, phát âm bị ngọng, hoặc những người có bệnh lí lưỡi ngắn dẫn đến đọc ngọng nghịu.

3. Cách phân biệt tr/ch

Làm sao để sử dụng tr/ch đúng?

Xem Thêm : Top 20 Trường Đại Học Tốt Nhất Hà Nội

– Để phân biệt, sử dụng đúng ch/tr, chúng ta hãy nhớ những đặc điểm này:

  • Khả năng tạo từ láy của tr hạn chế hơn ch. Tr tạo kiểu láy âm là chính (trắng trẻo), còn ch cấu tạo vừa láy âm, vừa láy vần (chông chênh, chơi vơi) (tr chỉ xuất hiện trong một vài từ láy vần : trẹt nlét, trọc lóc, trụi lũi).
  • Những danh từ (hay đại từ) chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình chỉ viết với ch (không viết tr): cha, chú, cháu, chị , chồng, chàng, chút, chắt,…
  • Những danh từ chỉ đồ vật thường dùng trong nhà chỉ viết với ch : chạn, chum, chén, chai, chõng, chiếu, chăn, chảo, chổi,…
  • Từ có ý nghĩa phủ định chỉ viết với ch: chẳng, chưa, chớ, chả,…
  • Tên cây, hoa quả; tên các món ăn; cử động, thao tác của cơ thể, động tác lao động chân tay phần lớn viết với ch.
  • Tiếng trong từ Hán Việt mang thanh nặng(.) và huyền ( ) viết tr.

Xem Thêm: 135 Hình ảnh Anime Nữ lạnh lùng ngầu chất Đen trắng-ảnh Nữ Anime cute-ảnh anime nữ vô cảm buồn-vẽ tranh dáng người anime nữ đẹp-cách vẽ anime nữ đơn giản bằng bút chì-tải hình ảnh anime nữ ngầu-cách vẽ anime nữ đơn giản ma kết anime nữ hình nền anime nữ – taytou

– Mẹo phân biệt tr/ch:

  • Khi gặp một chữ bắt đầu bằng ch, nếu thấy chữ đó mang dấu huyền ( ), dấu ngã (~) và dấu nặng (.) thì đấy là từ thuần Việt.
  • Ngược lại, một chữ viết với tr nếu mang một trong ba dấu thanh nói trên thì chữ đó là chữ Hán Việt.
  • Cụ thể: Tiếng Hán Việt mang một trong ba dấu huyền, ngã, nặng thì phụ âm đầu chỉ viết tr (không viết ch): trà, tràng, trào, trầm, trì, triều, trình, trù, trùng, truyền, trừ (12 chữ); trĩ, trữ (2 chữ), trạch, trại, trạm, trạng, trận, trập, trệ, trị, triện, triệt, triệu, trịnh, trọc, trọng, trợ, trụ, trục, truỵ, truyện, trực, trượng (21 chữ).
  • Trong tiếng Hán Việt, nếu sau phụ âm đầu là nguyên âm a thì hầu hết viết tr (không viết ch) : tra, trà, trá, trác, trách, trạch, trai, trại, trạm, trảm, trang, tràng, tráng, trạng, tranh, trào, trảo (18 chữ).
  • Trong tiếng Hán Việt, nếu sau phụ âm đầu là nguyên âm o hoặc ơ thì hầu hết viết tr (không viết ch): tróc, trọc, trọng, trở, trợ (5 chữ).
  • Trong tiếng Hán Việt, nếu sau phụ âm đầu là ư thì phần lớn viết tr : trừ, trữ, trứ, trực, trưng, trừng, trước, trương, trường, trưởng, trướng, trượng, trừu (13 chữ). Viết ch chỉ có : chư, chức, chứng, chương, chưởng, chướng (7 chữ).

Hoa Tiêu vừa gửi đến bạn đọc từ ngữ đúng trong cặp từ bắt chước – bắc trước cũng như cách phân biệt tr/ch. Tuy nhiên để nhớ những cách phân biệt này, các bạn cần học tập, luyện viết, luyện đọc nhiều hơn. Bên cạnh đó, những cách này cũng thuộc trường hợp đa số, còn có những trường hợp ngoại lệ, ít gặp hơn thì chỉ được phát hiện thông qua luyện tập.

Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.

Các bài viết liên quan:

  • Trau chuốt hay trau truốt, từ nào đúng chính tả?

Nguồn: https://anhvufood.vn
Danh mục: Giáo Dục