Thế nào là nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm? Cách phòng tránh!

Thế nào là nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm | bếp nhà pi | bepnhapi.com

Thực phẩm được xem là nguồn cung cấp dinh dưỡng vô cùng quan trọng với cơ thể con người, giúp chúng ta duy trì sự sống và một cơ thể khỏe mạnh. Nếu sử dụng thực phẩm không đảm bảo sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy thực phẩm không an toàn là thực phẩm như thế nào? Thế nào là nhiễm trùng nhiễm độc thực phẩm? Cùng tìm hiểu những thông tin quan trọng này qua bài viết dưới đây của Bếp Nhà Pi.

An toàn thực phẩm và những điều cần biết!

1. Khái niệm thực phẩm không an toàn

Thực phẩm không an toàn hay còn gọi là “thực phẩm bẩn” là để chỉ những loại thức ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của Bộ y tế. Điều này có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người.

Tuy nhiên, khái niệm thực phẩm không an toàn mang nghĩa bao trùm. Và mỗi loại thực phẩm đều có quy định riêng về mức độ an toàn khác nhau. Khi thực phẩm đó có chứa những yếu tố có nguy cơ tác động xấu đến sức khỏe người sử dụng thì được gọi là thực phẩm không an toàn.

Việc phát hiện thực phẩm không an toàn phần lớn đều dựa vào quan sát bằng mắt thường. Tuy nhiên, điều này không đảm bảo độ chính xác bởi các đối tượng vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng nhiều thủ đoạn tinh vi. Điều này khiến cho việc phát hiện ra thực phẩm bẩn, thực phẩm bị nhiễm trùng nhiễm độc càng trở nên khó khăn.

2. Thế nào là nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm?

Thực phẩm từ khi sản xuất đến khi tiêu thụ sẽ có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng nhiễm độc thực phẩm như: quá trình sản xuất, quá trình bảo quản không đảm bảo,… dẫn đến việc những vi khuẩn độc hại xâm nhập vào thực phẩm.

Nhiễm trùng thực phẩm: là sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào trong thực phẩm.

Nhiễm độc thực phẩm: là sự xâm nhập của chất độc vào trong thực phẩm.

Bảo quản thực phẩm đúng cách | bếp nhà pi | bepnhapi.com
Thực phẩm cần được bảo quản đúng cách!

3. Thế nào là ngộ độc thực phẩm

a. Khái niệm ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm còn được gọi là ngộ độc thức ăn, là khi chúng ta ăn phải thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hay những loại thực phẩm bị biến chất, ôi thiu, có dư lượng thuốc trừ sâu, chất bảo quản, chất phụ gia…

Người bị ngộ độc sẽ khỏi sau vài ngày điều trị. Tuy nhiên, trường hợp ngộ độc nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

b. Các dạng ngộ độc thực phẩm

  • Ngộ độc thực phẩm do Salmonella: Thực phẩm gây bệnh là thức ăn bị nhiễm vi khuẩn thương hàn như: thịt gia súc, gia cầm mắc bệnh; cá sống trong môi trường bị ô nhiễm.
  • Ngộ độc thực phẩm do tụ cầu (staphylococcus): Bệnh gây ra bởi các loại thực phẩm: sữa, thịt gia cầm chưa nấu chín.
  • Ngộ độc thực phẩm do virus: Tiêu biểu là virus viêm gan A thường có trong rau sống, thịt nguội và các loại nhuyễn thể (sò, ốc, hến) sống ở nguồn nước bẩn.
  • Ngộ độc thực phẩm do sán lá gan nhỏ: Bệnh gây ra do ấu trùng ở thịt, cá mè, cá trôi, cá diếc,…
  • Ngộ độc thực phẩm do nấm mốc: Những thực phẩm dễ bị nhiễm độc tố vi nấm Aflatoxin là: đậu phộng, bắp, đậu nành, hướng dương…
  • Ngộ độc do rau quả tồn dư thuốc bảo vệ thực vật
  • Ngộ độc do thực phẩm nhiễm kim loại nặng: Nguyên nhân là do các loại thực vật hoặc động vật được trồng hoặc nuôi ở nơi nguồn nước bẩn, bị nhiễm kim loại nặng.
  • Ngộ độc thực phẩm do các chất hóa học: Các chất hóa học gây ngộ độc là các chất phụ gia, chất bảo quản được thêm vào quá mức cho phép.

c. Triệu chứng khi bị ngộ độc thực phẩm

  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Đau đầu
  • Sốt

Nếu tình trạng ngộ độc nặng thì sẽ có những triệu chứng:

  • Tiêu chảy ra máu
  • Mất nước: môi khô, mắt trũng, khát nước, thở nhanh
  • Trụy tim mạch
  • Sốc nhiễm khuẩn

d. Cách điều trị khi bị ngộ độc thực phẩm

Bệnh nhân cần tự gây nôn để nôn hết thức ăn bị bị nhiễm độc ra khỏi cơ thể. Sau đó, cần uống Oresol để bù nước, bù điện giải.

Nếu bệnh nhân có dấu hiệu co giật, ngưng thở thì cần được hô hấp nhân tạo và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Nếu bệnh nhân hôn mê, cần đặt đầu bệnh nhân thấp xuống để tránh chất nôn tràn vào phổi và đưa ngay đến bệnh viện.

Nếu bị ngộ độc nhẹ, bệnh nhân thường tự khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị. Trường hợp nặng hơn thì tùy nguyên nhân và mức độ mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.

e. Bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?

Khi đang bị ngộ độc thực phẩm bạn không nên ăn uống gì mà để cho dạ dày nghỉ ngơi trong vài giờ. Sau đó thì bạn có thể ăn những thức ăn dạng lỏng nhẹ để tránh gây áp lực cho dạ dày. Một số thức phẩm được khuyên dùng khi cơ thể đã ổn định:

  • Nước: Khi ngộ độc thực phẩm bạn sẽ bị nôn, tiêu chảy. Do đó cơ thể sẽ bị mất nước, việc bù nước, bù điện giải cho cơ thể là rất cần thiết.
  • Thức ăn nhẹ, nhạt và dễ tiêu hóa: Lúc này đường ruột còn yếu bạn có thể ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như: cháo, khoai tây nghiền, bột yến mạch và các loại trái cây mềm.
  • Thực phẩm có chứa lợi khuẩn: Bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột để cân bằng lại hệ vi sinh trong ruột. Thực phẩm được khuyên dùng là sữa chua.
Ngộ độc thực phẩm | bếp nhà pi | bepnhapi.com
Ngộ độc thực phẩm và những điều cần biết

Xem Thêm : Cách làm nước chấm mực hấp ngon mê ly, hải sản nào cũng dùng được

> Có thể bạn quan tâm: Tặng bạn cuốn Bí mật dinh dưỡng cho sức khoẻ toàn diện [Bản PDF – Đọc online]

4. Cách phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm

Rửa sạch thực phẩm và dụng cụ nhà bếp trước khi chế biến

Luôn rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến giúp loại bỏ bụi bẩn, và các chất độc hại sót lại trên bề mặt thực phẩm. Đặc biệt với các loại hoa quả và rau sống cần rửa sạch và ngâm nước muối để loại bỏ giun sán.

Luôn rửa sạch thớt cũng như các dụng cụ nhà bếp trước và sau khi chế biến để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, tránh vi khuẩn, nấm mốc phát triển.

Lựa chọn thực phẩm đảm bảo chất lượng

Chúng ta cần chọn mua những thực phẩm sạch, tươi sống, không bị ươn hay có những màu sắc mùi vị lạ. Lựa chọn những cửa hàng uy tín để được đảm bảo nguồn gốc thực phẩm cũng như chất lượng.

Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn đã nấu chín

Khi bảo quản thức ăn trong tủ lạnh nên tách riêng các loại thực phẩm khác nhau. Với những thức ăn tươi sống nên bọc kín để tránh nhiễm khuẩn chéo, và cần rửa sạch trước khi bảo quản. Những thực phẩm này cũng nên để riêng trong ngăn bảo quản lạnh. Rau củ quả cũng cần dự trữ riêng ở ngăn mát tủ lạnh.

Thức ăn chín đựng vào những dụng cụ riêng, tránh những dụng cụ đã dùng để bảo quản đồ tươi sống, nhất là thịt, cá…

Chú ý nhiệt độ khi nấu ăn

Khi nấu ăn bạn cần chú ý đến nhiệt độ sao cho thích hợp để tiêu diệt những vi khuẩn có hại trong thực phẩm. Nên đảm bảo thực phẩm vừa chín tới, không nên ăn thực phẩm còn sống hay chưa chín kĩ.

Sử dụng thớt khác nhau cho các thực phẩm

Chúng ta không nên dùng chung thớt cho tất cả các loại thực phẩm, mà nên dùng riêng thớt cho thực phẩm sống và chín. Điều này sẽ giúp tránh được việc lây nhiễm chéo vi khuẩn từ đồ ăn sống sang đồ ăn chín.

Kiểm tra hạn sử dụng

Trước khi mua bất kì loại thực phẩm nào bạn cũng nên có thói quen kiểm tra hạn sử dụng trên bao bì sản phẩm. Ngoài ra, bạn có thể dùng mắt thường để kiểm tra xem thực phẩm còn tươi không, có bị nấm mốc hay màu sắc lạ, có bị ươn hay ôi thiu… Nếu thực phẩm đã quá hạn hoặc có những dấu hiệu bị hư hỏng chúng ta tuyệt đối không sử dụng.

Lựa chọn thực phẩm sạch chất lượng cao | bếp nhà pi | bepnhapi.com
Thực phẩm sạch giúp hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm!

5. Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm

Vệ sinh an toàn thực phẩm có tầm quan trọng rất lớn đến sức khỏe của chúng ta. Thực phẩm có thể là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng cũng có thể là nguồn gây bệnh nếu không đảm bảo.

Sử dụng thực phẩm không an toàn, trước nhất có thể gây ra những triệu chứng ngộ độc từ nhẹ đến nặng. Sau đó, là sự tích tụ các chất độc hại trong cơ thể, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe về sau.

Chính vì vậy, chúng ta cần giữ vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình. Tự nâng cao ý thức về vệ sinh an toàn thực phẩm để mỗi bữa ăn không phải là nguồn gây bệnh mà là nguồn vui, nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình.

Thực phẩm sạch Bếp Nhà Pi | bepnhapi.com
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để mỗi bữa ăn là nguồn vui!

Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây mà Bếp Nhà Pi chia sẻ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc về nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm. Từ đó, chúng ta tự nâng cao cho mình những biện pháp phòng ngừa như thế nào cho hiệu quả.

> Có thể bạn quan tâm: Sau khi tẩy giun bao lâu thì giun chết? Sử dụng thuốc tẩy giun đúng cách!

Bạn Đang Xem: Thế nào là nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm? Cách phòng tránh!

Đánh giá bài viết:
5/5

Theo dõi fanpage của Bếp Nhà Pi để cùng chia sẻ nhiều kiến thức, kinh nghiệm hữu ích bạn nhé!

iT60s.org Blog chuyên chia sẻ về các thủ thuật phần mềm máy tính từ A – Z hay nhất !

Nguồn: https://anhvufood.vn
Danh mục: Góc Chia Sẻ