Top 17 kỹ năng cắm trại sinh tồn khi đi dã ngoại 

Top 17 kỹ năng cắm trại sinh tồn khi đi dã ngoại 

Ngoài những kinh nghiệm cắm trại cần phải biết, bạn cũng nên lập kế hoạch đi cắm trại và tìm hiểu thêm về các kỹ năng cắm trại cơ bản để đối phó và xử lý mọi tình huống nguy hiểm.

Hiện nay, xu hướng cắm trại dã ngoại đã trở thành trào lưu dành cho nhiều người. Một chuyến dã ngoài sẽ tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện kinh tế của từng gia đình, có thể là 3 ngày, 1 tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên, dù ngắn hay dài ngày thì yếu tố an toàn vẫn luôn được đặt lên hàng đầu. 

Do vậy, để sinh tồn cũng như giữ an toàn cho bản thân và gia đình mời bạn cũng theo dõi bài viết ngay sau đây, KDL Bọ Cạp Vàng sẽ giới thiệu một số kỹ năng cắm trại cơ bản nhất, hỗ trợ bạn cho những chuyến hành trình.

ky nang cam trai

1. Chống say nắng 

Khi ở ngoài trời, đặc biệt là khi đi dã ngoại, bạn cần che kín cơ thể bằng cách mặc quần áo rộng, nhẹ và có màu sáng, đội mũ rộng vành, đồng thời cần sử dụng thêm kem chống nắng nhằm hạn chế tối đa tình trạng say nắng.

Bên cạnh đó, việc thường xuyên uống nước, tránh để cơ thể bị mất nước cũng là một trong những điều vô cùng quan trọng.

2. Chống côn trùng đốt

ky nang cam trai

Bạn Đang Xem: Top 17 kỹ năng cắm trại sinh tồn khi đi dã ngoại 

Nhằm tránh bị côn trùng đốt khi đi dã ngoại, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Lựa chọn trang phục: ưu tiên chọn những bộ quần áo có màu nhã nhặn, tránh sử dụng màu sắc sặc sỡ, dễ thu hút sự chú ý của côn trùng.
  • Bôi kem và thuốc chống côn trùng: bạn có thể sử dụng các loại thuốc chống côn trùng được nhiều người áp dụng như: chanh, vỏ bưởi, vỏ cam,…
  • Đốt tinh dầu: để chống bị côn trùng đốt, bạn có thể sử dụng phương pháp tối ưu nhất hiện nay là đốt nến thơm chứa tinh dầu.
  • Tránh khu vực ẩm ướt và rậm rạp: bạn cần tránh những nơi ẩm ướt hay nơi có lá mục vì các khu vực này các loài côn trùng thường xuyên xuất hiện .

3. Bổ sung nước để tránh tình trạng mất nước cho cơ thể

Một lưu ý quan trọng khi đi cắm trại hay dã ngoại là bạn cần bổ sung thật nhiều nước ngay cả khi không cảm thấy khát. Bạn có thể uống nước trái cây, dung dịch oresol hoặc nước muối, đồng thời hạn chế sử dụng nước ngọt có gas và đồ uống năng lượng.

4. Bảo quản thực phẩm tốt

Xem Thêm : Cách làm nộm dọc mùng thơm ngon, lạ miệng mà không ngứa

ky nang cam trai

Việc dự trữ thức ăn và nước uống trong những chuyến du lịch, dã ngoại luôn là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, việc bảo quản thực phẩm trong những chuyến đi xa là điều không dễ dàng. Dưới đây là một số cách giúp bảo quản thực phẩm tốt mà bạn có thể tham khảo:

  • Sử dụng thùng giữ đá để đựng và bảo quản thức ăn. Những chiếc thùng xốp là sự lựa chọn tốt nhất cho những chuyến đi dã ngoại ngắn ngày.
  • Xử lý thực phẩm thật kỹ trước khi bỏ vào thùng đá mang theo. Đây là một trong những cách giúp thực phẩm được bảo quản lâu hơn.

5. Tránh lây truyền mầm bệnh do ăn uống khi đi cắm trại

Dưới đây là một số cách giúp tránh truyền mầm bệnh sang tay và miệng khi đi cắm trại mà bạn cần tham khảo:

  • Rửa tay thật kỹ với nước ấm và xà phòng sau khi đi vệ sinh.
  • Lau khô tay bằng khăn sạch và chỉ dùng riêng để lau tay, không nên dùng vào các trường hợp khác.
  • Rửa và vệ sinh tay thật sạch một lần trước khi nấu ăn.
  • Tránh việc sử dụng tay để lấy thức ăn và đặc biệt cần hạn chế tối đa việc chia sẻ đồ ăn cho người khác.

6. Vật dụng y tế cần mang theo

Vật dụng y tế được xem là những thứ không thể thiếu trong mỗi chuyến du lịch, đặc biệt là những buổi cắm trại ngoài trời. Tùy theo sức khỏe cá nhân và nhu cầu của từng người mà lựa chọn mang theo các vật dụng y tế khác nhau, tuy nhiên chủ yếu vẫn phải mang theo các vật sau:

  • Khăn lau sát trùng (ưu tiên sử dụng khăn lau có cồn hoặc benzalkonium).
  • Các loại băng dính (ưu tiên vải) và thuốc mỡ kháng khuẩn (ví dụ như bacitracin).
  • Miếng dán y tế cho các vết thương hở.
  • Băng dán vô trùng và băng keo y tế.
  • Các loại thuốc cần thiết như: thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc kháng sinh, thuốc chống côn trùng đốt,…
  • Nhíp để gắp dằm, nhiệt kế, dao kéo chuyên dụng, nước rửa tay diệt khuẩn, găng tay y tế.

ky nang cam trai

7. Nắm được những kỹ năng sơ cứu cơ bản

7.1. Cầm máu

Với những vết thương gây chảy máu, bạn cần dùng tay hoặc khăn sạch loại bỏ bụi bẩn hay các mảnh nhỏ, sau đó giữ chặt vết thương hở để cầm máu, đồng thời dùng gạc sạch hoặc urgo băng lại.

7.2. Băng bó

Băng xoáy ốc là cách đơn giản nhất và thường được áp dụng cho các vết thương ở những bộ phận có độ lớn đều nhau như cổ tay. Cách thực hiện khá đơn giản như sau:

  • Bước 1: Quấn xung quanh vết thương hai vòng để cố định gạc, tiếp theo đó cho đường băng quấn vòng đi đầu lên.
  • Bước 2: Vòng băng sau đè lên khoảng ⅔ vòng băng trước cho đến khi phủ kín được toàn bộ vết thương rồi buộc lại.

Bên cạnh đó, băng chữ thập thường áp dụng cho những vết thương nằm ở các bộ phận có độ lớn không đều như khuỷu tay hoặc khủy chân. Ngoài ra, khi gặp các vết thương ở cùng nách, vai, mông hay gót chân bạn nên sử dụng cách băng theo hình số 8 với các đường băng bắt chéo nhau.

7.3. Hà hơi thổi ngạt và ép tim lồng ngực

Kỹ năng này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc sơ cứu khi gặp các trường hợp bị đuối nước. Để thực hiện hiệu quả kỹ năng này, đầu tiên bạn cần đưa nạn nhân vào những nơi bằng phẳng, khô ráo, đặt nghiêng đầu rồi dùng khăn sạch móc hết dãi, đờm trong họng.

Bước tiếp sau đó, đặt thẳng đầu nạn nhân lại, quỳ bên cạnh nạn nhân ( khoảng ngang tim ) rồi đặt bàn tay trái lên khoảng ⅓ dưới xương ức, đồng thời bàn tay phải úp lên mu bàn tay trái, hai vai vu và hai tay duỗi thẳng.

8. Một số kỹ thuật khác cần biết để đảm bảo sức khỏe

8.1. Đi bộ đúng cách để tiết kiệm sức

Để việc đi bộ đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Hạn chế phí sức với việc tăng tốc độ nếu không thật sự cần thiết.
  • Giữ nhịp thở điều độ và nghỉ ngơi khi cần thiết.
  • Tập trung với địa hình để hạn chế tối đa tai nạn bất ngờ như: té, trượt chân,…
  • Cột thật chặt và chắc dây giày trước khi khởi hành.

Xem Thêm : Giá gà Đông Tảo bao nhiêu tiền 1kg? [Giá thịt gà Đông Tảo lai] mới nhất

ky nang cam trai

8.2. Mang balo đúng cách để tránh gây đau lưng

Nhằm hạn chế tối đa các vấn đề sức khỏe thường gặp phải khi đeo balo như: đau lưng, nhức mỏi,… bạn cần lưu ý đeo balo ở cả hai vai và luôn luôn đặt thẳng lưng, đồng thời hạn chế tối đa việc mang theo các đồ vật nặng, cồng kềnh.

9. Cách đốt một đống lửa nhanh chóng và hiệu quả nhất

Trường hợp bị lạc trong rừng thì việc đầu tiên bạn cần làm là đốt một đống lửa, điều này sẽ giúp bạn sưởi ấm, nấu ăn xua đuổi thú dữ hặc giúp đội cứu hộ dễ dàng tìm ra vị trí của bạn nhờ đám khói bay cao. 

Dưới đây là mẹo đốt lửa đúng cách mà bạn có thể tham khảo:

  • Bước 1: Bạn cần dùng những que gỗ nhỏ và xếp chúng thành hình chiếc lều để nhóm lửa.
  • Bước 2: Khi lửa bắt đầu lên, bạn cần sử dụng những cây gỗ có đường kính to hơn với số lượng bạn bạn có thể ôm chặt cả hai tay và cũng xếp chúng theo hình chiếc lều và có thể chèn thêm những viên đá to xung quanh để giữ nhiệt tốt hơn.

ky nang cam trai

10. Làm công cụ tự chế

Bạn có thể dễ dàng làm công cụ tự chế theo 5 bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Sử dụng một cành cây (ưu tiên gỗ tươi) có độ dày vừa phải, sau đó dùng một sợi dây buộc ở giữa khúc cây này.
  • Bước 2: Chẻ phần trên của sợi dây ra làm hai.
  • Bước 3: Đặt viên đá dẹt đã được chuẩn bị từ trước vào.
  • Bước 4: Dùng dây buộc chặt viên đá này lại.
  • Bước 5: Buộc chặt thêm một lần nữa để cố định viên đá với phần dưới của chiếc búa.

11. Cần câu cá tự động

Để làm cần câu cá tự động, bạn cần tìm 2 cành cây có khấc hình chữ V ở đầu, 1 móc câu, 2 sợi dây và mồi nhử (thường là giun). Sau đó, tìm một cây mọc gần bờ suối và tiến hành lắp bẫy. 

Khi cá kéo mồi sẽ khiến cho khấc hình chữ V đặt giữa 2 cành cây bị trật ra, đồng thời, lực đàn hồi của cành cây sẽ kéo con cá lên bờ giúp bạn.

12. Cách bắt giun đất hiệu quả

Một trong những mẹo phổ biến giúp bạn bắt giun làm mồi nhử cá là sử dụng 2 cành cây, một cành cây để cắm xuống đất, cành còn lại để cọ vào cành ban đầu, dao động sẽ được truyền xuống mặt đất.

Khoảng từ 2 đến 3 phút sau đó, giun sẽ tập trung lại và đồng thời tự chui lên mặt đất do tiếng ồn. Đây được xem là bí kíp của một số thợ câu cá lành nghề thường sử dụng để bắt giun, do vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về hiệu quả sử dụng của nó.

13. Tự chế một chiếc giáo

Nếu bạn không có móc câu hay dây thì có thể làm một chiếc giáo với đầu được vót nhọn và dùng nó để bắt cá bằng cách đâm xuống mặt nước. Đây là một trong những cách bắt cá nguyên thủy mà tổ tiên chúng ta đã từng thực hiện.

14. Cách làm sạch cá

ky nang cam trai

Sau khi bắt được cá, bạn cần phải mổ chúng ra và làm sạch bên trong. Đầu tiên hãy rửa cá thật sạch và cắt hết vây, sau đó dùng đầu của dao vào phần hậu môn và rạch về phía đầu cá (lưu ý tránh trường hợp rạch quá sâu sẽ làm hỏng đi phần bên trong).

Tiếp theo, bạn cần tiến hành cắt phần hàm dưới cá, đồng thời giữ chặt phần miệng cá trước khi kéo phần bị cắt bằng tay còn lại. Cuối cùng, bạn có thể làm sạch cá một lần nữa sau đó nướng chúng lên là có thể thưởng thức ngay. 

15. Nhận biết một số loại động vật nhờ vào dấu chân của chúng

Việc phân biệt được dấu chân của các động vật hoang dã sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình đi săn hay tránh những loài ăn thịt nguy hiểm vì từng loài sẽ có dấu chân riêng của mình.

16. Tạo nơi trú ẩn an toàn 

Trường hợp không có lều, bạn sẽ phải tạo một chỗ trú ẩn an toàn cho mình. Việc làm này sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc tránh thú dữ và giữ ấm cơ thể khi đêm xuống.

17. Biển báo hiệu

Bạn có thể cùng tạo một bảng hiệu bí mật khi tham gia dã ngoại để giúp các thành viên có thể dễ dàng nhận biết nguy hiểm hay tập trung lại với nhau khi bị lạc. Phương pháp này hoàn toàn phụ thuộc vào cách bạn quy ước về ý nghĩa của những thông điệp này. 

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về kỹ năng cắm trại. KDL Bọ Cạp Vàng hy vọng với những thông tin mới mẻ và hữu ích trên sẽ giúp ích cho bạn trong những chuyến đi cắm trại sắp tới.

Nguồn: https://anhvufood.vn
Danh mục: Góc Chia Sẻ