Phân biệt từ láy – từ ghép: Một số trường hợp cần lưu ý

Phân biệt từ láy – từ ghép: Một số trường hợp cần lưu ý

Từ láy đặc biệt

Phân biệt từ ghép và từ láy

Trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, các tác giả phân từ láy tiếng Việt thành 3 kiểu: Từ láy âm đầu; Từ láy vần; Từ láy cả âm đầu và vần. Tuy nhiên, trên thực tế, xảy ra nhiều trường hợp khó phân biệt từ ghép – từ láy dựa vào định nghĩa này. Bài viết dưới đây giới thiệu bốn trường hợp dễ nhầm lẫn và quan điểm của các chuyên gia Tiếng Việt để giáo viên tham khảo.

Bạn Đang Xem: Phân biệt từ láy – từ ghép: Một số trường hợp cần lưu ý

Phân biệt từ láy – từ ghép với các từ có phụ âm đầu là c, k, q

Ví dụ về các trường hợp như:cong queo, cuống quýt, công kênh, cập kênh, cặn kẽ, cò kè, …

Khi nhận diện các từ láy, ta thường dễ bị hình thức chữ viết của từ đánh lừa nên khó phân biệt. Với các trường hợp trên, ta có thể cho rằng chúng không phải là từ láy, vì thoạt nhìn trong hình thức ngữ âm – chữ viết của từ, không có bộ phận nào được láy lại. Sự thực, các từ trên là các từ láy âm.Theo luật chính tả trong tiếng Việt, phụ âm đầu “cờ” được ghi bằng 3 chữ cái: c, k, q. Vì vậy, các từ trên được mở đầu bằng c, k, q, nghĩa là phụ âm đầu “cờ”được lặp lại, nên chúng là các từ láy âm.

Phân biệt từ láy – từ ghép Hán Việt

Ví dụ về các trường hợp như: bình minh, cần mẫn, chí khí, tham lam, bao biện, bảo bối, ban bố, căn cơ, hoan hỉ, hào hiệp, hào hoa, hào hùng, hào hứng, hữu hạn, hữu hình, …

Xem Thêm: TOP 10 mẫu Tóm tắt Trong lòng mẹ hay, ngắn gọn

Các từ trên thoạt nhìn có hình thức ngữ âm giống từ láy, nhưng sự thực chúng là những từ ghép Hán – Việt có hình thức ngữ âm ngẫu nhiên giống từ láy. Các tiếng trong mỗi từ này đều là những tiếng có nghĩa, cụ thể:

  • ban bố: “ban” có nghĩa là “ban hành”; “bố” có nghĩa là “công bố”
  • căn cơ: “căn” có nghĩa là “gốc rễ”; “cơ” có nghĩa là “nền móng”
  • hoan hỉ: “hoan” có nghĩa là “vui”; “hỉ” có nghĩa là “mừng”

Xem Thêm : Hệ thức Einstein giữa nănglượng và khối lượng – 123docz.net

Quan hệ giữa các tiếng trong từng từ trên là quan hệ về nghĩa. Các từ này cũng có thể được chia ra thành 2 loại:

  • Từ ghép có nghĩa tổng hợp: ban bố, căn cơ, hoan hỉ, cần mẫn, …
  • Từ ghép có nghĩa phân loại: bình minh, hữu hạn, hữu hình, …

Có thể liệt kê thêm một số từ ghép Hán – Việt có hình thức ngữ âm ngẫu nhiên giống như từ láy, như: bài bản, bộ binh, chuyên chính, chí lí, chính chuyên, công cán, gian giảo, hành hạ, hân hoan, hảo hán, hảo hạng, khắc khổ, khẩn khoản, lai lịch, thành thực, …

Phân biệt từ láy – từ ghép: Các từ láy đặc biệt

Ví dụ về các trường hợp như: êm ái, êm ả, ấm áp, ấm ức, ốm o, ầm ĩ, óc ách, inh ỏi, ….

Xem Thêm: 36 câu trắc nghiệm Sinh học 11 bài 2

Các trường hợp này được chia thành 2 loại như sau:

  • Trường hợp xác định được 1 tiếng gốc (tiếng có nghĩa) trong từ: ồn ã, ấm áp, ép uổng, êm ái, im ắng, ế ẩm, êm ả, ít ỏi, oằn oại, oi ả, ốm o, yên ả, ao ước, ấm ức, o ép, …
  • Trường hợp không xác định được tiếng gốc trong từ: ấp úng, ẽo ợt, ỉ eo, oái oăm, óc ách, ỏn ẻn, õng ẹo, ỡm ờ, ậm ọe, …

Nếu đối chiếu với các định nghĩa về từ láy, dễ kết luận rằng các từ nêu trên không phải từ láy.

Tuy nhiên, nếu xét hình thức ngữ âm thì các từ này lại cùng giống nhau ở một điểm là khuyết phụ âm đầu. Các chuyên gia ngôn ngữ học cho rằng có đặc trưng ngữ nghĩa gần giống với đặc trưng ngữ nghĩa của từ láy. Có chuyên gia cho rằng, ở mỗi vị trí đầu của tiếng, tồn tại một phụ âm tắc nhưng phụ âm này không được biểu hiện trên chữ viết, giống như thanh ngang khác với các thanh hỏi, ngã, nặng là nó không biểu hiện trên chữ viết.

Xem Thêm : Mẫu bài thu hoạch tuần sinh hoạt công dân đầu khóa mới nhất

Cách hiểu nào ở trên cũng đều khẳng định rằng các từ được liệt kê trên đây là những từ láy. Có thể nói đây là những từ láy đặc biệt (nó không giống với các từ láy bình thường về hình thức ngữ âm).

Phân biệt từ láy – từ ghép: Từ ghép tổng hợp hay từ láy có nghĩa khái quát

Xem Thêm: Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Ví dụ các trường hợp: bạn bè, cây cối, máy móc, đất đai, chùa chiền, tuổi tác, gậy gộc, mùa màng, chim chóc, thịt thà, …

Với các trường hợp này, có quan điểm cho rằng, nếu nhìn nhận các từ này dưới góc độ nhấn mạnh những đặc trưng ngữ nghĩa của chúng thì có thể coi đây là những từ ghép có nghĩa tổng hợp. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận dưới góc độ nhấn mạnh vào mối quan hệ ngữ âm thì đây là những từ láy có nghĩa khái quát.

Tác giả Trần Mạnh Hưởng – Lê Hữu Tỉnh cho rằng nếu gặp các từ nêu trên, giáo viên có thể giải thích cho học sinh đây là những từ láy khái quát.

Bài viết liên quan

  • Trẻ khác biệt trong lớp và cách tiếp cận
  • Cách phân biệt từ ghép, từ láy dễ lẫn lộn

Sách tham khảo

  • Sổ tay từ láy tiếng Việt dành cho học sinh
  • Sổ tay từ ghép tiếng Việt dành cho học sinh

Nguồn: https://anhvufood.vn
Danh mục: Giáo Dục