Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi, mẹ nên làm gì cho bé?

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi, nguyên nhân, cách xử lý và phòng tránh

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi là hiện tượng khá phổ biến ở giai đoạn từ 3 đến 18 tuần tuổi. Đây là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của trẻ đang có vấn đề. Vậy trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi do đâu? Cách xử lý như thế nào là an toàn và hiệu quả. Ba mẹ hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây của Bếp Nhà Pi.

Nội dung bài viết

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi

Khi bạn nghe thấy những tiếng “ùng ục” từ bụng trẻ thường được gọi là tiếng bụng sôi. Đây là âm thanh được tạo ra từ ruột, do quá trình co bóp và tiêu hóa thức ăn. Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có nguy hiểm không? Đây là thắc mắc được nhiều mẹ quan tâm, bởi thực tế đây là hiện tượng phổ biến. Theo các chuyên gia y tế, nếu hiện tượng sôi bụng ở trẻ kéo dài có thể gây ra ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe như:

  • Khiến bé chán ăn, bỏ ăn: Bởi sôi bụng kéo dài là dấu hiệu của hệ tiêu hóa bị rối loạn, dẫn đến chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
  • Bé dễ bị nôn trớ: Điều này gây ra bởi sôi bụng có thể do trong bụng bé có chứa nhiều khí khiến bé khó tiêu hóa.
  • Gia tăng các bệnh về tiêu hóa: Khi tiêu hóa gặp vấn đề sẽ khiến bé không hấp thu được các chất dinh dưỡng. Từ đó, hệ miễn dịch suy giảm và là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bên ngoài tấn công.

Xì hơi hay đánh hơi là hiện tượng sinh lý bình thường được gây ra bởi hai nguyên nhân chính:

  • Thức ăn khi vào dạ dày chưa được tiêu hóa hết, đi xuống ruột già. Tại đây, các vi khuẩn phân hủy thức ăn và cho ra những chất khí “có mùi”
  • Khi nhai nuốt thức ăn hoặc nói chuyện, không khí đi vào cơ thể và tích tụ lại. Sau đó, chúng được giải phóng ra khỏi cơ thể tạo ra tiếng xì hơi
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi dẫn đến hiện tượng chán ăn, quấy khóc
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi dẫn đến hiện tượng chán ăn, quấy khóc

2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi. Và thông thường, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ chế độ ăn uống của mẹ và bé.

  • Chế độ ăn của mẹ chưa hợp lý: Khi mẹ ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ hoặc những thực phẩm gây đầy bụng như su hào, súp lơ, bắp cải… Ngoài ra, nếu mẹ sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, trà, cafe cũng dễ tạo khí trong bụng trẻ khi bú vào.
  • Bé bú sai tư thế: Khi trẻ bú không đúng tư thế sẽ khiến trong quá trình bú bé nuốt nhiều khí vào bụng, gây ra đầy bụng, chướng hơi. Hoặc bé dùng bình sữa mà không có van thoát khí cũng gây ra hiện tượng nuốt khí nhiều khi bú.
  • Bé dị ứng với lactose trong sữa: Có nhiều loại sữa công thức có chứa nhiều đường lactose. Đây là loại đường khó tiêu hóa trong dạ dày. Dẫn đến hiện tượng sôi bụng và xì hơi do khó tiêu.
  • Bé uống nước trái cây sớm: Khuyến cáo của WHO thì trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên mới bắt đầu làm quen với nước ép từ trái cây. Và phải uống với tỉ lệ từ loãng đến đặc để tiêu hóa của bé làm quen dần dần.
  • Cho bé ăn dặm sớm: Thời gian chuẩn để trẻ sơ sinh bắt đầu làm quen với ăn dặm là từ 5-6 tháng. Và trẻ nên bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bởi thời gian này hệ tiêu hóa non nớt của trẻ chưa thể hấp thụ và thích nghi được những thức ăn lạ. Nếu cho bé ăn dặm quá sớm sẽ dẫn đến hiện tượng khó tiêu và trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa.
Đường lactose trong sữa công thức khiến bé khó tiêu hóa
Đường lactose trong sữa công thức khiến bé khó tiêu hóa

Xem Thêm : Cách chuối sấy dẻo bằng nồi chiên không dầu cực thơm ngon, hấp dẫn tại nhà

> Có thể bạn quan tâm: Trẻ sơ sinh nằm quạt được không? Những lưu ý khi sử dụng quạt với trẻ nhỏ!

3. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi

Khi trẻ sơ sinh có hiện tượng sôi bụng và xì hơi, ba mẹ cần có những biện pháp xử lý kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ: Bởi thức ăn mẹ ăn hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa. Khi bé bắt đầu có hiện tượng khó tiêu, mẹ cần xem lại ngay chế độ của mình. Mẹ nên ưu tiên các món luộc, hấp nhiều hơn chiên, xào và tránh đồ ăn cay nóng.
  • Thay đổi sữa công thức phù hợp: Mẹ nên tìm những loại sữa công thức có chứa ít đường lactose và có thành phần gần giống sữa mẹ nhất, giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thu hơn.
  • Chú ý tư thế khi cho trẻ bú: Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bé sôi bụng là do bú sai tư thế dẫn đến nuốt nhiều khí vào bụng.
  • Massage cho bé thường xuyên: Mẹ dùng tay xoay tròn theo chiều kim đồng hồ quay bụng bé. Điều này giúp bé tiêu hóa tốt hơn, đồng thời bé sẽ đẩy được bớt khí trong dạ dày ra ngoài bằng cách xì hơi.
Massage giúp hệ tiêu hóa của bé tốt hơn
Massage giúp hệ tiêu hóa của bé tốt hơn

4. Cách phòng tránh hiện tượng sôi bụng và xì hơi ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi kéo dài là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp vấn đề. Điều này sẽ khiến bé không hấp thụ được các chất dinh dưỡng, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất của bé. Bởi vậy, với các bé dưới 18 tuần tuổi, ba mẹ cần lưu tâm đến những cách phòng tránh triệu chứng sôi bụng và xì hơi ở trẻ.

  • Các chuyên gia y tế khuyến cáo trẻ nên bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Bởi trong sữa mẹ có chứa rất nhiều những chất dinh dưỡng phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh. Nếu bé dùng sữa công thức ba mẹ nên tìm hiểu kĩ lưỡng về nguồn gốc xuất xứ, thành phần của sữa.
  • Thực đơn ăn uống của mẹ nên cân bằng và đa dạng. Ngoài ra, mẹ nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ và vitamin.
  • Sau mỗi lần cho bé bú mẹ nên vỗ ợ hơi để giúp bé đẩy những khí đã nuốt trong quá trình bú. Giúp bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn sau khi bú no.
Trẻ sơ sinh nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
Trẻ sơ sinh nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Những thông tin hữu ích về hiện tượng trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi cũng như cách xử lý, phòng tránh mà Bếp Nhà Pi chia sẻ sẽ giúp các mẹ biết cách chăm sóc con một cách tốt nhất. Đảm bảo cho bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giúp bé phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

> Có thể bạn quan tâm: Làm gì khi trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng? Nguyên nhân và cách phòng tránh!

Bạn Đang Xem: Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi, mẹ nên làm gì cho bé?

Đánh giá bài viết:
5/5

Theo dõi fanpage của Bếp Nhà Pi để cùng chia sẻ nhiều kiến thức, kinh nghiệm hữu ích bạn nhé!

Nguồn: https://anhvufood.vn
Danh mục: Góc Chia Sẻ