Trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng, cách xử lý và phòng tránh

Trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng, nguyên nhân, khắc phục và cách hạn chế

Trẻ nhỏ mới sinh ra, vấn đề sức khỏe được bậc cha mẹ đặc biệt quan tâm. Rất nhiều người lo lắng, luống cuống khi trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng. Tại sao tình trạng này rất dễ gặp phải ở trẻ sơ sinh? nguyên nhân và cách xử lý như thế nào để không ảnh hưởng đến con trẻ. Cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài chia sẻ này nhé!

Nội dung bài viết

Trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng có nguy hiểm không?

Khò khè ở trẻ sơ sinh biểu hiện qua tiếng thở của bé phát ra ở cổ họng không giống bình thường. Thường thì trầm hơn, nghe như tiết rít và rõ nhất khi thở ra. Kèm theo đó, cổ họng có dấu hiệu mắc đờm, dịch, nếu cha mẹ không chú ý kỹ sẽ rất dễ nhầm với tiếng ngáy.

Đây là vấn đề xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có thể nói là ít nhất con trẻ đều sẽ bị một lần. Thông thường, tình trạng bé sơ sinh khò khè ở cổ họng sẽ kèm theo những triệu chứng khác như ho, khó thở, sổ mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, có đờm ở cổ họng…

Nói vấn đề này đặc biệt nguy hiểm thì cũng không hẳn. Nếu cha mẹ biết cách điều trị kịp thời và dứt điểm, sẽ không có ảnh hưởng gì tới sức khỏe trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi tình trạng này không có dấu hiệu thuyên giảm, bé sẽ dần mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc và ngày càng khó chịu.

Ngoài ra, có thể trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng tiềm ẩn nguy cơ mắc phải bệnh lý nguy hiểm ở đường hô hấp. Trường hợp không sớm phát hiện và được thăm khám kịp thời, tình trạng sẽ nặng hơn với diễn biến khó lường làm ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé về sau.

Trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng có nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng có nguy hiểm không?

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng

Nguyên nhân cơ bản là do hệ hô hấp của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện. Phần phế quản nhỏ và dễ bị tắc nghẽn, cộng với hệ miễn dịch yếu, rất dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn, virus gây bệnh.

Ngoài ra, việc trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng còn xảy ra do nhiều yếu tố khác, trực tiếp khiến vấn đề nguy hiểm hơn.

  • Khò khè do bệnh đường hô hấp gây ra như hen suyễn, viêm phổi, hen phế quản…
  • Cơ thể bị cảm sốt, viêm họng. Nguy hiểm hơn là tình trạng mắc đờm, cha mẹ cần đưa con đi thăm khám phòng ngừa nguy cơ viêm phổi.
  • Trẻ bị dị ứng khi tiếp xúc với bất cứ yếu tố tác nhân dị ứng nào bên ngoài.
  • Một số nguyên nhân nguy hiểm do tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý như bệnh lao, phù phổi, bệnh tim bẩm sinh, khối u đường hô hấp…
  • Ảnh hưởng từ thói quen sinh hoạt không khoa học từ cha mẹ như: để quạt thẳng vào người trẻ, ăn quá nhiều, quần áo hoặc khăn mắc ở cổ…
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng?

Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng, cha mẹ cần làm những điều sau đây:

  • Đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhà kịp thời: Khám và phát hiện đúng nguyên nhân gây nên tình trạng khò khè ở trẻ, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp và an toàn nhất.
  • Trực tiếp liên hệ bác sĩ khi thấy tình trạng thở khò khè kèm theo một số triệu chứng lạ như: nôn mửa, sốt cao, khó thở, thở gấp, đa trở nên tím tái, xanh xao, bé thở khò khè và ho kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm sau 2 – 3 tuần….
  • Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý: tăng cường bổ sung sữa mẹ để tăng cường sức đề kháng cũng như làm dịu, làm ẩm vùng cổ họng đang bị tổn thương.
  • Một số giải pháp cha mẹ có thể tự làm tại nhà như: nhỏ mũi nước muối sinh lý cho bé 2 – 3 lần/ngày, massage nhẹ nhàng vùng ngực và cổ cho bé, chườm khăn ấm giúp hạ sốt cũng như thuyên giảm tình trạng ho và thở khò khè ở trẻ sơ sinh, giữ ấm cho cơ thể…

> Có thể bạn quan tâm: Trẻ sơ sinh bị sốt có nên nằm quạt, điều hoà?

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng?
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng?

Làm sao để hạn chế tình trạng khò khè cổ họng ở trẻ sơ sinh?

Như đã nói, sức đề kháng và hệ hô hấp của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, chính vì vậy, cha mẹ cần đặc biệt chú ý những vấn đề như sau:

  • Giữ ấm cho cơ thể bé, không để quạt, hơi gió tác động thẳng vào mặt trẻ.
  • Tránh xa khỏi khói thuốc lá hay các tác nhân gây dị ứng khác cho trẻ như bụi, phấn hoa hay lông vật nuôi trong nhà…
  • Nuôi con bằng sữa mẹ chính là điều tốt nhất đối với trẻ sơ sinh, tăng dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng…
  • Tránh tình trạng hôn bé quá nhiều bởi cha mẹ, người thân vì rất dễ khiến virus, vi khuẩn tiếp xúc với trẻ…
Làm sao để hạn chế tình trạng khò khè cổ họng ở trẻ sơ sinh?
Làm sao để hạn chế tình trạng khò khè cổ họng ở trẻ sơ sinh?

Mặc dù trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng là vấn đề diễn ra phổ biến nhưng là bậc làm cha mẹ, không nên lơ là hay bỏ qua. Hãy chăm sóc trẻ tốt nhất để đảm bảo quá trình phát triển và tương lai cho bé.

> Có thể bạn quan tâm: Cách làm tan đờm cho trẻ sơ sinh đơn giản mà cực hiệu quả!

Bạn Đang Xem: Trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng, cách xử lý và phòng tránh

Xem Thêm : Cách làm lòng gà xào miến ngon thơm truyền thống của người Việt

> Có thể bạn quan tâm: Nên làm gì nếu bé bị viêm loét miệng họng?

Đánh giá bài viết:
5/5

Theo dõi fanpage của Bếp Nhà Pi để cùng chia sẻ nhiều kiến thức, kinh nghiệm hữu ích bạn nhé!

Nguồn: https://anhvufood.vn
Danh mục: Góc Chia Sẻ