Tổng hợp 6 cách chữa mắt đỏ tại nhà hiệu quả nhất 

Tổng hợp 6 cách chữa mắt đỏ tại nhà hiệu quả nhất 
Bệnh đau mắt đỏ hay viêm kết mạc là căn bệnh thường gặp và dễ lây lan. Chính vì vậy, làm thế nào để chữa đau mắt đỏ tại nhà mau khỏi là thắc mắc của nhiều người. Trong bài viết này, Mắt kính Shady sẽ tổng hợp 6 cách chữa mắt đỏ tại nhà hiệu quả nhất cho bạn đọc tiện theo dõi.

I. Cách chữa mắt đỏ tại nhà

1. Vệ sinh mắt đúng cách

Vệ sinh mắt đúng cách là việc làm quan trọng với những người bị đau mắt đỏ, vì căn bệnh này chủ yếu gây ra do bị nhiễm khuẩn. Chính vì vậy, bạn nên sử dụng nước muối sinh lý chuyên dụng để rửa và vệ sinh mắt. Nước muối sinh lý có đặc tính nhẹ dịu, an toàn, giúp rửa trôi các mầm vi khuẩn gây bệnh, giữ độ ẩm, làm giảm bớt sự khó chịu, đau và rát mắt.

Bạn Đang Xem: Tổng hợp 6 cách chữa mắt đỏ tại nhà hiệu quả nhất 

Tuyệt đối không nên tự ý pha nước muối để vệ sinh mắt vì rất có thể nước tự pha có nồng độ muối quá cao sẽ làm bỏng rát mắt. Bên cạnh đó, bạn nên giữ cho lọ nước muối và các dụng cụ sử dụng trong quá trình vệ sinh mắt phải luôn sạch sẽ, tránh bị bụi bẩn và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào.

Các lưu ý khi sử dụng nước muối sinh lý để chữa đau mắt đỏ tại nhà:

  • Liều lượng: Sử dụng nước muối có nồng độ 0,9% để làm sạch mắt mỗi ngày, đặc biệt là khi ngủ dậy hoặc khi thấy mắt bị lem nhem do dính nhiều ghèn rỉ. Nhỏ khoảng 2 giọt nước cho mắt ở mỗi lần vệ sinh.
  • Bảo quản: Chỉ nên sử dụng thuốc nhỏ mắt từ 15 – 30 ngày sau khi mở nắp cho dù có còn hạn sử dụng hay không.

Tuyệt đối không được sử dụng thuốc nhỏ mắt chung với người khác. Khi nhỏ mắt không nên để đầu lọ thuốc chạm vào mắt hoặc lông mi vì có thể sẽ làm nhiễm khuẩn.

Bên cạnh đó, bạn phải thường xuyên thực hiện súc họng, xịt rửa mũi để loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh.

2. Dùng nước nhỏ mắt nhân tạo

Nước mắt nhân tạo có chứa chất làm ẩm, bôi trơn nhãn cầu và mang lại cảm giác thư giãn, dễ chịu cho đôi mắt, có thể dùng để hỗ trợ trị đau mắt đỏ tại nhà. Nước mắt nhân tạo chủ yếu có tác dụng hút, giữ nước nhằm duy trì độ ẩm trên bề mặt nhãn cầu và làm tăng độ nhầy cũng như hạn chế tình trạng khô mắt.

Mặc dù nước mắt nhân tạo có nhiều lợi ích nhưng bạn nên lưu ý là không nên dùng các loại nước nhỏ mắt nhân tạo có chất bảo quản benzalkonium chloride. Vì nếu sử dụng lâu dài chất này có thể sẽ làm làm phá vỡ cấu trúc lipid dẫn đến làm mất tính bền vững của màng phim nước mắt. Nói tóm lại, các sản phẩm nước mắt nhân tạo chỉ dùng khi xuất hiện tình trạng khô mắt, không nên dùng liên tục nhiều ngày liền.

3. Đắp khăn nóng (chườm nóng)

Đắp khăn nóng sẽ giúp bạn giảm bớt cảm giác khó chịu ở mắt và thư giãn hơn. Đắp nước nóng cũng sẽ làm giãn các mạch máu, hạn chế bị tắc mạch và phòng ngừa tình trạng bị mụn lẹo ở mắt do vấn đề tắc mạch gây ra.

Những người mắc viêm kết mạc thường dính nhiều ghèn ở mắt, đặc biệt là buổi sáng sau khi ngủ dậy. Việc đắp khăn nóng lên mắt từ 10 – 15 phút sẽ giúp mắt đỡ dính ghèn và dễ dàng vệ sinh hơn, ngăn ngừa tình trạng bị đông ghèn, rỉ làm gia tăng nhiễm khuẩn.

Thêm một tác dụng tuyệt vời của việc chườm nóng là làm hạn chế tình trạng khô mắt và giúp mắt cảm thấy đỡ mệt mỏi. Các bước chườm nóng cho mắt như sau:

  • Lấy một chiếc khăn sạch và vắt qua nước nóng (nước đun sôi vừa phải)
  • Nằm ngửa ra và nhắm mắt lại, sau đó gấp khăn lại và đắp lên 2 mắt
  • Mỗi lần đắp từ 10 – 20 phút, thực hiện 2 đến 3 lần/ngày

Xem Thêm : Cách nấu hủ tiếu trộn thơm ngon không thua kém ngoài hàng

Lưu ý: Không được dùng nước quá nóng để tránh làm bỏng mắt. Rửa tay sạch và đảm bảo các dụng cụ được sử dụng như thau, khăn phải sạch sẽ.

4. Đắp khăn lạnh (chườm lạnh)

Chườm lạnh là cách chữa đau mắt đỏ vô cùng hiệu quả tại nhà giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu và thư giãn hơn, làm giảm cảm giác nóng rát ở mắt. Đặc biệt, chườm lạnh có tác dụng làm co mạch máu, giảm bớt tình trạng sưng viêm.

Các bước chườm lạnh như sau:

  • Lấy một chiếc khăn sạch ngâm với nước lạnh (có thể bỏ đá viên vào nước) và vắt nhẹ
  • Nằm ngửa ra và nhắm mắt lại, sau đó đắp khăn lên hai mắt
  • Đắp từ 10 – 20 phút, mỗi ngày chườm lạnh từ 2 đến 3 lần

Lưu ý: Chỉ nên dùng khăn lạnh chứ tuyệt đối không được dùng đá lạnh chườm trực tiếp lên mắt để tránh trường hợp bị bỏng lạnh. Bên cạnh đó, khăn và các dụng cụ được sử dụng phải sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh.

5. Giặt vỏ gối và chăn mền

Đây là việc làm tưởng như không liên quan trực tiếp đến quá trình chữa đau mắt đỏ tại nhà nhưng thực tế nó lại vô cùng quan trọng trong việc giúp hạn chế bệnh tiến triển nhanh và làm đứt nguồn lây sang mắt còn lại hoặc những thân trong gia đình.

Khi bị đau mắt đỏ, thông thường chúng ta sẽ bị một mắt trước. Do đó, việc giặt vỏ gối và chăn màn đều đặn sẽ hạn chế được tình trạng ghèn ở mắt hoặc các vi khuẩn dính vào chăn, gối trên giường và lây cho mắt còn lại hoặc những người xung quanh. 

6. Hạn chế tiếp xúc với khói bụi và những nơi có không khí ô nhiễm

Đau mắt đỏ là lúc mắt đang bị viêm nhiễm, do đó bạn không nên đến những nơi có bầu không khí bị ô nhiễm hoặc khói bụi để tránh mắt bị nặng thêm. Để mắt mau lành, người bệnh nên hạn chế ra ngoài đường, khi cần thiết phải ra ngoài thì phải sử dụng kính râm hoặc kính chống khói bụi.

Xem thêm: Các loại kính chống khói bụi tốt

II. Lưu ý cần nhớ khi chữa đau mắt đỏ tại nhà

1. Không được tự ý sử dụng các loại lá hoặc các “bài thuốc” lên mắt

Khi tự chữa đau mắt đỏ tại nhà, bạn không nên làm theo những cách chưa được kiểm chứng về khoa học như dùng các loại lá đắp lên mắt, các bài thuốc tự làm vì chúng có thể mắt bạn bị dị ứng và nặng thêm.

Ngoài ra, việc đắp các loại lá cũng khiến tâm lý người bệnh thấy yên tâm và chủ quan không thực hiện các cách chữa trị khác như nhỏ thuốc nhỏ mắt, uống thuốc (nếu cần), từ đó bệnh có thể tiến triển nặng hơn.

2. Tăng sức đề kháng cho mắt

Xem Thêm : 3 cách làm lòng non nướng, lòng già nướng ngon hấp dẫn nhất

Về lâu dài, chúng ta cần chăm sóc đôi mắt một cách hiệu quả, không chỉ với các bệnh viêm nhiễm mà còn các bệnh lý nguy hại cho mắt khác. Hiện nay, tỉ lệ người mắc các bệnh về mắt tăng cao do tình trạng làm việc căng thẳng, thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử như: điện thoại, máy tính, TV,… cung như do ô nhiễm khói bụi, hóa chất… Chính vì vậy, ngoài việc quan tâm đến các loại thực phẩm giàu vitamin A, omega-3,… bạn nên sử dụng thêm các sản phẩm có nhiều dưỡng chất quý đặc hiệu có công dụng bảo vệ đôi mắt từ bên trong. 

Hiện nay, các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và tạo ra sản phẩm Witt chứa Broccophane và các tinh chất quý, có công dụng nuôi dưỡng các tế bào sắc tố võng mạc. Chính vì vậy, đôi mắt luôn ở trong tình trạng tốt nhất, được giảm thiểu hội chứng thị giác màn hình như mờ, nhức, mỏi,… Ngoài ra, sản phẩm còn ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa võng mạc, thoái hóa hoàng điểm.

III. Thường xuyên bị đau mắt đỏ thì nên làm gì?

1. Kiểm tra và thay mới kính áp tròng

Nếu bạn mắc chứng đau mắt đỏ mãn tính và có thói quen đeo kính áp tròng thì rất có thể nguyên nhân chính là do loại kính bạn đang dùng. Vật liệu của một số loại kính áp tròng nhiều lúc sẽ gây kích ứng cho mắt  hoặc do đeo trong thời gian dài và không đúng cách khiến cho mắt bị tổn thương. 

Bên cạnh đó, loại nước ngâm kính áp tròng cũng có thể là tác nhân gây bệnh. Do vậy, bạn nên đảm bảo mình đang dùng loại nước ngâm an toàn cho sức khỏe.

Nếu đã đổi kính thường xuyên với nước ngâm kính sạch, an toàn nhưng tình trạng đau mắt đỏ vẫn tiếp diễn thì tốt nhất bạn nên ngưng sử dụng kính áp tròng.

2. Chế độ ăn

Khi cơ thể thiếu nước trầm trọng, mắt có thể chuyển dần sang màu đỏ ngầu. Thông thường, một người bình thường cần uống khoảng 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày để duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể.

Ngoài ra, bạn cần nạp nhiều loại thực phẩm đã qua chế biến, hạn chế sử dụng sản phẩm bơ sữa và thức ăn nhanh đều vì chúng có thể làm giảm sức đề kháng chung, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh tấn công. Bạn có thể ngăn ngừa nguy cơ bị  đau mắt đỏ bằng cách bổ sung các loại rau củ, trái cây, cá, các loại hạt và đậu vào chế độ ăn hằng ngày.

3. Thay đổi môi trường sống

Sống trong môi trường bị ô nhiễm, có nhiều tác nhân gây dị ứng như: bụi bẩn, không khí khô, độ ẩm cao hoặc nhiều gió làm đều làm tăng nguy cơ đau mắt đỏ. Do đó, bạn nên thay đổi môi trường sống để tránh bị các bệnh lý về mắt cũng như nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp thông tin về cách chữa mắt đỏ tại nhà. Mắt kính Shady hy vọng rằng những những thông tin trên sẽ giúp bạn và gia đình biết cách tự chữa trị bệnh này để luôn có đôi mắt khỏe mạnh.

 

Nguồn: https://anhvufood.vn
Danh mục: Góc Chia Sẻ