Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è đỏ mặt và vặn mình? Có nguy hiểm không?

Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è đỏ mặt và vặn mình
Trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è là hiện tượng sinh lý bình thường. Cha mẹ nên làm gì để con ngủ bình thường trở lại. Bài viết dưới đây  Bếp Nhà Pi sẽ cung cấp đến các bạn thông tin bổ ích liên quan đến vấn đề này.

Trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è về đêm kèm theo các biểu hiện như vặn mình, cựa mình đến đỏ mặt là hiện tượng sinh lý bình thường không có gì đáng quan ngại. Tuy nhiên cha mẹ nên tham khảo các cách dưới đây để con ngủ ngon giấc hơn.

Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è đỏ mặt và vặn mình?

Phần lớn các bé dưới 2 tháng tuổi hay vặn mình, rặn è è vì bé chưa quen với cuộc sống bên ngoài tử cung mẹ. Khi mới chào đời, các tế bào thần kinh của bé vẫn chưa biệt hoá vỏ não, nên bé thường xuyên vận động hoặc ngọ nguậy (khi bị kích thích vỏ não có phản ứng xu hướng lan tỏa).

Bạn Đang Xem: Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è đỏ mặt và vặn mình? Có nguy hiểm không?

Nhìn chung không có gì đáng quan ngại nhưng mẹ vẫn nên tìm hiểu các nguyên nhân dẫn tới trẻ có biểu hiện như vậy. Liên hệ với bác sĩ để nắm rõ nguyên nhân đấy có phải là sinh lý bình thường hay bệnh lý ở trẻ.

Trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è là sinh lý bình thường
Trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è là sinh lý bình thường

Cách phát hiện sinh lý bình thường hay bệnh lý ở trẻ

Biểu hiện rặn è è do bệnh lý

  • Dấu hiệu trẻ sơ sinh ngủ rặn è è kéo dài kèm theo những dấu hiệu khác làm ảnh hưởng tới ăn uống, giấc ngủ, bé chậm lớn thì cha mẹ nên lưu ý.
  • Bé bị hạ canxi máu dẫn tới các biểu hiện không yên giấc, giật mình, nôn trớ, đổ mồ hôi trộm, quấy khóc, suy dinh dưỡng.
  • Da bị tổn thương, nóng, ngứa có thể khiến bé vặn mình, gồng mình.
  • Do đệm quá cứng, tư thế bé ngủ chưa phù hợp, môi trường ngủ chưa thoải mái.

Biểu hiện rặn è è do sinh lý

Xem Thêm : Cách làm mực xào su hào giòn ngọt đậm đà mà cực kỳ dễ dàng

Bé vặn mình, rặn è è khoảng 2-3 phút trong 2-3 tháng đầu, trẻ vẫn tăng cân bình thường thì biểu hiện không có gì đáng quan ngại. Khi mới chào đời, các tế bào thần kinh của bé vẫn chưa biệt hoá vỏ não, nên bé thường xuyên vận động hoặc ngọ nguậy (khi bị kích thích vỏ não có phản ứng xu hướng lan tỏa).

Cha mẹ nên làm gì khi con vặn mình, rặn è è?

Đối với biểu khiến bệnh lý

Để biết chính xác tại sao trẻ sơ sinh khi ngủ hay rặn è è, cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để có cách chữa trị và chăm sóc tốt nhất cho bé. Không nên tự ý chữa trị tại nhà, hay dùng những mẹo dân gian không phù hợp, rất nguy hiểm cho bé.

Đối với biểu hiện sinh lý

Cha mẹ có thể áp dụng các cách sau đây để con có giấc ngủ thoải mái hơn:

  • Thường xuyên vệ sinh cho con, thay tã, bỉm, quần áo rộng thoải mái cho bé dễ ngủ. Chọn loại bỉm tã thấm hút tốt, vừa với bé tạo cảm giác dễ chịu.
  • Tạo môi trường thoải mái: chú ý nhiệt độ phòng, không quá nóng, quá lạnh gây ảnh hưởng tới giấc ngủ. Cho bé ngủ phòng yên tĩnh, không ồn ào gây kích động, bé hay giật mình. Ánh sáng nhiều chói mắt và tiếng động ồn ào khiến bé ngủ không sâu giấc, hay vặn mình.
Cha mẹ nên nhẹ nhàng xoa dịu âu yếm vỗ về con
Cha mẹ nên nhẹ nhàng xoa dịu âu yếm vỗ về con
  • Vệ sinh chăn màn thường xuyên, tránh gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
  • Nhẹ nhàng xoa dịu: âu yếm vỗ về, hát ru cho con, tạo cảm giác con thoải mái, yên tâm ngủ sâu.
  • Tắm rửa cho bé thường xuyên bằng các sản phẩm sữa tắm an toàn đối với làn da.
  • Tắm nắng cho bé giúp cơ thể tự tổng hợp vitamin D, canxi, photpho. Cha mẹ có thể cho bé tắm nắng từ 10-15 phút trong khoảng 6-9 giờ hoặc sau 17 giờ chiều, ánh nắng dịu.
  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho mẹ và bé, cung cấp thêm các nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho mẹ để bé được hưởng từ nguồn sữa mẹ.
Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho mẹ và bé
Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho mẹ và bé
  • Chú ý đến cảm xúc của con có ốm đau, bụng đói, khó chịu, ngứa ngáy…
Cha mẹ nên chú ý đến cảm xúc của con
Cha mẹ nên chú ý đến cảm xúc của con
  • Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh các vùng nhạy cảm cho bé để tránh hăm bẹn, viêm, loét, mẩn đỏ và có phương pháp chữa trị kịp thời.
  • Cha mẹ không nên dùng các mẹo lạ hay các phương pháp dân gian để chữa có thể gây nguy hiểm và ảnh hưởng tới làn da của con.

Xem Thêm : Trang trí đám cưới – hướng dẫn vài style hiện đại, nhìn là thích

Các nguyên nhân trên khiến trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è rè là biểu hiện sinh lý bình thường của trẻ dưới 2 tháng tuổi. Tuy nhiên nếu biểu hiện này kéo dài, cha mẹ nên đưa bé tới gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm cách chữa trị kịp thời.

Thông qua bài viết này đã hướng dẫn tại sao trẻ sơ sinh khi ngủ hay rặn è è.  Khi gặp các dấu hiệu bất thường, mẹ nên chia sẻ với bác sĩ để được tư vấn. Chúc các bé luôn khỏe mạnh hay ăn chóng lớn.

Có thể các bạn cũng quan tâm đến:trẻ 6 tháng ăn được cá gì

Cảm ơn các bạn đã quan tâm và chia sẻ bài đọc , xem thêm nhiều kinh nghiệm và bài viết hay khác tại: Góc Chia Sẻ

Nguồn: https://anhvufood.vn
Danh mục: Góc Chia Sẻ