Tác dụng của lá trầu không đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tác dụng của lá trầu không đối với trẻ sơ sinh

Từ xưa, lá trầu không đã được ông bà dùng như một bài thuốc với nhiều công dụng cho mẹ sau sinh và trẻ nhỏ. Sử dụng lá trầu được cho là giúp ngăn ngừa bệnh vặt và bảo bảo vệ hệ miễn dịch hiệu quả, có thực sự như vậy không? Cùng Bếp nhà Pi tìm hiểu trong bài viết này nhé!

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Đặc tính dược lý của lá trầu không

Lá trầu không vốn là loại thảo dược rất được đông y ưa dùng. Theo kết quả phân tích thì trong lá trầu không chứa nhiều dưỡng chất quý, gồm: eugenol, carvacrol, chavicol, allylcatechol, chavibetol, cineol, estragol, methyl eugneol, p-cymen, caryophyllen, cadinen, các axit amin khác… Do đó, lá trầu không có tác dụng kháng sinh rất mạnh giúp diệt trừ các loại vi khuẩn và trực trùng coli. Theo một nghiên cứu của vị Tiến sĩ người Ấn Độ đã công bố trên Tạp chí Ung thư Nam Á, đã kết luận: “Chiết xuất từ lá trầu không có thể tiêu diệt cả khối u khi thí nghiệm trên động vật”.

Tác dụng của lá trầu không đối với trẻ sơ sinh
Lá trầu không có tính kháng khuẩn và diệt trùng cao

Tác dụng của lá trầu không đối với trẻ sơ sinh

Với đặc tính dược lý nổi bật, lá trầu không được sử dụng như vị thuốc kháng sinh lành tính cho trẻ sơ sinh. Có nhiều tác dụng của lá trầu không đối với trẻ sơ sinh, có thể kể đến như sau:

Dỗ trẻ nín khóc

Khi hơ nóng hoặc giã nhuyễn lá trầu không rồi dùng đắp lên rốn hay chân, tay của trẻ giúp trẻ nín khóc ngay sau đó.

Chữa ho hiệu quả

Lá trầu không giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt và pha loãng cho trẻ uống là cách giảm ho hiệu quả cho trẻ. Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi nên pha thêm mật ong cho dễ uống. Mỗi lần cho trẻ uống 5-10ml, uống 2 lần/ngày và cứ cho trẻ uống 3-5 ngày sẽ giảm ho.

Giảm nấc cụt nhanh chóng

Nấc cụt tuy không gây hại về sức khỏe cho trẻ, nhưng làm trẻ khó chịu và quấy khóc. Khi đó, bố mẹ dùng lá trầu không hơ nóng và đặt lên thóp của trẻ khoảng 10 phút là được.

Chữa bụng đầy hơi khó tiêu

Trẻ do sau khi bú no dễ bị trào ngược dạ dày hay bụng đầy hơi khó tiêu. Dùng lá trầu không hơ nóng, đặt lên bụng bé và vuốt theo chiều trên xuống dưới khoảng 5 phút. Cách làm này sẽ giúp chữa triệu chứng đầy hơi khó tiêu ở trẻ nhỏ.

Ngăn ngừa viêm, nấm da cho trẻ

Trong lá trầu không chứa nhiều poly-phenol ngăn ngừa các loại vi khuẩn, nấm gây nên các bệnh viêm, nấm, sảy ở trẻ. Nấu nước lá trầu không tắm cho trẻ mỗi ngày là cách ngăn bệnh viêm da an toàn cho trẻ.

Giảm đau tức thì cho trẻ

Ngoài ra, với những trẻ đang chập chững tập thì thì lá trầu không là cứu tinh cho ba mẹ. Bởi vì lá trầu không chứa nhiều kháng sinh, nên có thể sử dụng đắp trực tiếp lên vết sưng tấy đỏ của trẻ và giảm đau nhanh chóng cho trẻ nhỏ.

Tác dụng của lá trầu không đối với trẻ sơ sinh
Lá trầu không giúp bé chữa đầy hơi, khó tiêu

Sử dụng lá trầu không đúng cách cho trẻ sơ sinh

Lá trầu không có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nên càng được nhiều người sử dụng, đặc biệt cho trẻ nhỏ. Dưới đây là những cách sử dụng lá trầu không phổ biến nhất hiện nay:

Hơ lá trầu không cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn

  • Chọn mua lá trầu lành tính, có nguồn gốc rõ ràng và không sử dụng phân thuốc hóa học trong suốt quá trình trồng trọt.
  • Sau đó, rửa sạch lá trầu không với nước muối pha loãng và để thật khô ráo.
  • Hơi vò lá trầu không trước khi hơ trên bếp. Hơ lá trầu không khoảng 1-2 phút. Nên sử dụng bếp điện hoặc bếp hồng ngoại để hơ lá trầu không. Nếu bố mẹ dùng bếp than/củi thì phải đảm bảo không ảnh hưởng đến không khí trong lành ở phòng trẻ.
  • Đặt lá trầu không đã hơ lên cổ tay để kiểm tra độ ấm an toàn cho làn da trẻ.
  • Cuối cùng, bố mẹ hơ lá trầu không lên cơ thể bé theo trình tự:
    • Hơ vùng bụng khoảng 10 lần giúp giữ ấm cho trẻ.
    • Hơ vùng ngực và phổi khoảng 15 lần giúp giữ ấm phổi.
    • Hơ vùng mỏ ác của trẻ 10 lần giúp thóp chắc chắn hơn.
    • Cuối cùng là hơ vùng bẹn của trẻ 5-7 lần.

Với cách làm này, bố mẹ cần thực hiện trong 1-2 tháng một cách đều độ giúp bé nhanh chóng cứng cáp và khỏe mạnh hơn.

Tắm lá trầu không cho trẻ sơ sinh đúng cách

Ngoài hơ lá trầu không thì tắm nước lá trầu không cho trẻ được nhiều bố mẹ áp dụng.

  • Rửa sạch 2-3 lá trầu không già với nước muối pha loãng. Sau đó vò nát hoặc cắt sợi.
  • Đun sôi nước rồi cho lá trầu không vào và đun tiếp 10-15 phút.
  • Pha nước tắm cho trẻ cùng với nước lá trầu không đã đun. Chú ý nhiệt độ vừa ấm để giữ an toàn cho làn da trẻ.
  • Có thể chuẩn bị thêm chậu nước ấm để tắm lại cho trẻ.
  • Với trẻ sơ sinh, cần dùng khăn thấm nước và lau sạch, nhẹ nhàng cho cơ thể trẻ.

Lưu ý khi chọn mua lá trầu không

Trầu không là loại cây dược liệu và dễ tìm mua tại các cửa hàng thuốc nam. Tuy nhiên, khi mua cần lưu ý những điều sau:

  • Nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Nếu được có thể tự trồng cây trầu không tại nhà.
  • Chọn mua những lá trầu không canh tác hữu cơ, an toàn và lành tính.
  • Sau khi mua về cần được rửa sạch, kĩ càng với nước muối pha loãng.

Qua bài viết này, mẹ đã rõ hơn về tác dụng của lá trầu không đối với trẻ sơ sinh chưa? Bếp Nhà Pi chúc bé nhà bố mẹ luôn khỏe mạnh khi sử dụng lá trầu không nhé!

Xem Thêm : Cách làm gỏi gà măng cụt thanh mát chuẩn vị miền Tây

> Có thể bạn quan tâm: Cách làm tan đờm cho trẻ sơ sinh đơn giản mà cực hiệu quả!

Đánh giá bài viết:
5/5

Theo dõi fanpage của Bếp Nhà Pi để cùng chia sẻ nhiều kiến thức, kinh nghiệm hữu ích bạn nhé!

Nguồn: https://anhvufood.vn
Danh mục: Góc Chia Sẻ