3 cách chữa hăm cho bé gái an toàn và hiệu quả

chữa hăm cho bé gái
Chữa hăm cho bé gái khó khăn và phức tạp hơn nhiều so với các bé trai. Chính vì thế nếu mẹ vẫn chưa biết cách chữa tốt sẽ khiến bé bị hăm nặng, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Sở dĩ các em bé gái dễ bị hăm tã hơn do một phần phụ thuộc vào cấu tạo vùng kín, tức là đặc điểm cơ quan sinh dục bé ở trạng thái như hình phễu ngược, nên khi đi tiểu nước tiểu sẽ dễ lắng đọng, đồng thời chảy xuống hậu môn. Nếu cha mẹ không thay tã thường xuyên cho bé thì các enzym có trong nước tiểu sẽ tấn công làn da mỏng manh của trẻ, từ đó gây hăm tã. Vị trí mà bé hay bị hăm nhất là mông, hậu môn, háng và cơ quan sinh dục. Trong bài viết này, hãy cùng Bếp Nhà Pi tìm hiểu cách trị hăm tã cho bé gái nhanh chóng và an toàn nhất nhé!

Các dấu hiệu của bé khi bị hăm tã?

Nổi mẩn đỏ là dấu hiệu hăm tã dễ nhận biết nhất
Nổi mẩn đỏ là dấu hiệu hăm tã dễ nhận biết nhất

Dấu hiệu hăm tã của bé gái và bé trai cũng khá tương đồng nhau, khi bị hăm tã bé sẽ có những biểu hiện sau:

Bạn Đang Xem: 3 cách chữa hăm cho bé gái an toàn và hiệu quả

  • Vùng da quấn tã bị khô rát, nổi mẩn đỏ hồng đặc biệt là khu vực bộ phận sinh dục, mông và bẹn.
  • Những nốt mẩn đỏ sau đó sẽ tiến triển thành mụn nước nếu không được điều trị kịp thời.
  • Bé sẽ thấy ngứa nhiều, quấy khóc, biếng ăn và ngủ không ngon giấc.

Các mẹ cần quan sát và chú ý những dấu hiệu trên, nếu phát hiện sớm thì việc trị hăm tã cho bé gái sẽ khá dễ dàng. Tuy nhiên nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, đúng cách, hăm tã sẽ tiến triển thành loét, nhiễm trùng nặng gây nguy hiểm.

Cách chữa hăm cho bé gái nhanh khỏi, an toàn

1. Sát khuẩn vùng bị hăm tã

Vùng da bị hăm tã là nơi mà các loại vi khuẩn, virus có thể xâm nhập gây bệnh và gây khó khăn trong việc điều trị. Do đó mẹ cần sử dụng các dung dịch sát khuẩn để đảm bảo có thể tiêu diệt các loại vi sinh vật có hại trên da.

Xem Thêm : Mách bạn cách làm trứng chiên lá lốt ngậy thơm hấp dẫn ai cũng mê

Trên thị trường hiện có rất nhiều thuốc sát trùng như Povidone Iod, Xanh Methylen, cồn Y tế. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa không khuyến cáo mẹ sử dụng các chế phẩm này để sát trùng cho trẻ bị hăm tã bởi vì:

  • Sát trùng chưa cao, do đó không đảm bảo được khả năng diệt khuẩn.
  • Các chế phẩm trên gây ra đau và xót cho bé khi sử dụng.
  • Nhiều thuốc sát trùng có màu, sẽ gây mất thẩm mỹ nếu sử dụng trên diện rộng.

2. Dưỡng ẩm da

Ngoài việc sát khuẩn da hàng ngày, cũng cần dưỡng ẩm cho da bé cũng là cách hiệu quả giúp hăm tã mau lành cũng như không để lại sẹo xấu. Các mẹ có thể nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn sử dụng những sản phẩm dưỡng da nào cho hợp lý.

3. Giữ cho da luôn thông thoáng

Hăm tã khiến bé khó chịu và dễ quấy khóc
Hăm tã khiến bé khó chịu và dễ quấy khóc

Khi bé bị hăm tã và đang điều trị, các mẹ hãy cố gắng để da bé được thông thoáng nhất có thể. Mẹ cho bé mặc những bộ đồ rộng rãi, để bé không cảm thấy khó chịu.

Nếu thực hiện những cách trên mà tình trạng hăm tã của bé vẫn không được cải thiện bao nhiêu,.hãy đưa bé đến những cơ sở Y tế có chất lượng để có được hướng xử trí phù hợp.

Những điều cần làm gì để phòng tránh hăm tã ở bé gái?

Nên vệ sinh sạch sẽ và sử dụng loại tã giấy chất lượng để chống hăm tã
Nên vệ sinh sạch sẽ và sử dụng loại tã giấy chất lượng để chống hăm tã

Bé gái thường sẽ có nguy cơ bị hăm tã cao hơn bé trai, do đó, để phòng tránh hăm tã cho trẻ, các mẹ cần lưu ý những điều sau:

1. Sử dụng những loại tã chất lượng

Xem Thêm : Cách làm rau càng cua trộn thịt bò ngon thanh mát giải nhiệt mùa hè

Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại tã với các loại chất liệu khác nhau. Tuy nhiên, mẹ hãy lựa chọn tã chất liệu mềm mịn, đặc biệt không chất làm thơm, vì những chất này có thể sẽ dẫn đến kích ứng và gây hăm tã.

2. Vệ sinh sạch sẽ cho bé đúng cách

Hãy chú ý kiểm tra tã bé thường xuyên để có thể thay kịp thời. Các loại tã có khả năng hút ẩm tốt nhưng khi để lâu, phân và nước tiểu sẽ là những điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và gây hăm tã. Bên cạnh đó, các mẹ hãy sử dụng các sản phẩm xà phòng hoặc sữa tắm chứa thành phần dịu nhẹ khi vệ sinh hay tắm rửa cho bé. Đặc biệt với những trẻ có làn da nhạy cảm có thể bị kích ứng khi sử dụng xà phòng tắm không thích hợp.

Với những chia sẻ trên của Bếp Nhà Pi, hi vọng mẹ có thể chữa hăm cho bé gái hiệu quả và an toàn. Chúc các mẹ thành công! Xem thêm nhiều bài viết bổ ích khác tại: Góc Chia Sẻ

> Có thể bạn quan tâm: Trẻ bị sốt có nên bật quạt, điều hòa? Làm sao hạ sốt nhanh?

 

Nguồn: https://anhvufood.vn
Danh mục: Góc Chia Sẻ