Nứt nẻ môi bôi gì nhanh khỏi? Cách làm môi không bị khô!

Cách làm môi không bị khô, bôi gì khi môi bị nứt nẻ?

Dù bạn sở hữu một gương mặt góc cạnh với tỉ lệ vàng, nhưng những ngày bờ môi bị khô, nứt nẻ làm bạn hoàn toàn mất tự tin. Đối với những người có thói quen liếm môi, cơ thể mất nước hay thời tiết hanh khô càng khiến vấn đề tệ hơn. Lúc này, bạn thực sự quan tâm cách làm môi không bị khô hay bị nứt nẻ môi bôi gì?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Tình trạng khô môi, nứt nẻ môi và hệ quả

Môi khô, nứt nẻ là tình trạng phổ biến, có thể xảy ra với bất cứ ai, từ lớn, bé, trai, gái, thậm chí là người lớn tuổi. Mặc dù nó không gây ra những vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe nhưng đủ khiến bạn đau rát, khó chịu, phiền hà.

  • Môi khô, co lại khiến việc nói, cười, há miệng trở nên khó khăn và rất đau.
  • Xuất hiện lớp vảy cứng, bong khiến bạn mất tự tin.
  • Hạn chế khi ăn uống, nhất là ăn cay, mặn, trái cây chứa axit như cam, chanh, cà chua,…
  • Môi khô, nứt nẻ, thậm chí là gây chảy máu.
Cách làm môi không bị khô, bôi gì khi môi bị nứt nẻ?
Tình trạng môi khô, nứt nẻ khiến bạn đau rát, khó chịu

Nguyên nhân khiến môi khô hay nứt nẻ

Câu trả lời là có rất nhiều nguyên nhân khiến môi của bạn bị khô, nứt nẻ. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất.

  • Mất nước: Vốn không có các tuyến tạo dầu như làn da, vì vậy môi rất nhanh có thể bị khô và nứt nẻ khi cơ thể của bạn không cung cấp đủ lượng nước. Trong trường hợp bạn hay liếm môi, nước bọt bay hơi càng khiến vấn đề tệ hơn.
  • Thói quen ngủ thở miệng: Thay vì thở mũi, bạn lại có thói quen thở bằng miệng. Điều này khiến không khí làm bề mặt môi rất khô.
  • Kem đánh răng: Thành phần sodium lauryl sulfate có trong kem đánh răng có thể gây kích ứng khiến môi bạn bị khô, nứt nẻ.
  • Axit trong các loại trái cây: Những loại trái cây họ cam quýt hay cà chua,… sẽ làm bạn thêm đau đớn khi môi đang bị khô hay nứt nẻ.
  • Tiêu thụ lượng lớn vitamin A: Khi bạn tiêu thụ quá nhiều vitamin A hay dùng chất bổ sung vitamin A nhiều một thời điểm cũng khiến môi khô, nứt nẻ.
  • Ăn mặn và cay nhiều: Điều này vừa khiến tình trạng môi tệ hơn do muối sẽ nhanh chóng hấp thụ nước nếu bị dính lại trên môi. Đồng thời, môi bị nứt nẻ dính muối, cay sẽ thật đau đớn.
  • Môi thiếu độ ẩm: Điều này do thời tiết hanh khô lạnh hay nắng nóng; do bạn không dưỡng môi thường xuyên…
Cách làm môi không bị khô, bôi gì khi môi bị nứt nẻ?
Thói quen uống quá ít nước có thể khiến môi bị khô

> Có thể bạn quan tâm: Uống sữa vào lúc nào để có hiệu quả tăng cân tốt nhất?

Cách làm môi không bị khô

Để không xảy ra những vấn đề trên, bạn phải biết được những cách làm môi không bị khô, nứt nẻ.

Cách làm môi không bị khô, bôi gì khi môi bị nứt nẻ?
Những cách chăm sóc môi hiệu quả

Dựa trên những nguyên nhân gây ra khô môi, chúng ta cần trực tiếp ngăn chặn vấn đề đó, cụ thể:

  • Thường xuyên uống nước, cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể trong 1 ngày.
  • Hạn chế trang điểm, hoặc cần tẩy trang kỹ và dưỡng ẩm cho môi mỗi ngày.
  • Khi tiếp xúc với điều kiện nắng nóng, khói bụi hay trời tiết lạnh, hanh khô, hay dưỡng ẩm môi và đeo khẩu trang. Điều này để tránh cho môi phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường.
  • Cung cấp đủ lượng vitamin A cần thiết cho cơ thể một cách khoa học.
  • Lựa chọn loại kem đánh răng không chứa loại chất gây khô môi.
  • Không liếm môi, không thở bằng miệng khi đi ngủ…

> Có thể bạn quan tâm: Nên làm gì nếu bé bị viêm loét miệng họng?

Bạn Đang Xem: Nứt nẻ môi bôi gì nhanh khỏi? Cách làm môi không bị khô!

Nứt nẻ môi bôi gì? Cách khắc phục khi môi bị khô, nứt nẻ

Trong trường hợp vấn đề đã xảy ra, có cách nào khắc phục và điều trị không? Khô môi, nứt nẻ môi bôi gì để nhanh khỏi?

Cách làm môi không bị khô, bôi gì khi môi bị nứt nẻ?
Bôi gì khi môi bị nứt nẻ?

Dưới đây những cách xử lý khi môi bị khô, nứt nẻ:

  • Thoa dưa leo: Dưa leo (dưa chuột) thoa đều lên môi một phần giúp loại bỏ phần da khô, đồng thời giúp môi nhanh khỏi hơn.
  • Thoa mật ong: Bạn nên thoa mật ong lên môi khoảng 30 phút, sau đó thoa lớp mỡ, chờ trong 10 phút và lau sạch bằng khăn ấm.
  • Dầu dừa, dầu oliu: Giúp môi mềm mại, căng bóng hơn.
  • Đắp nha đam và rửa lại bằng nước ấm.
  • Sử dụng các loại kem, sáp dưỡng môi.

Trên đây là những nguyên nhân, cách khắc phục cũng như cách làm môi không bị khô, nứt nẻ. Bạn hãy chăm sóc cơ thể, chăm sóc sức khỏe thật tốt để đảm bảo hiệu quả công việc cũng như học tập nhé!

Xem Thêm : Cách làm trà sữa matcha tại nhà siêu ngon và thơm mát mà cực đơn giản

> Có thể bạn quan tâm: Cách nấu chè dưỡng nhan đơn giản tại nhà, giúp bạn lưu giữ tuổi thanh xuân!

> Có thể bạn quan tâm: Trẻ sơ sinh bị đi tướt, nguyên nhân và cách điều trị

Đánh giá bài viết:
5/5

Theo dõi fanpage của Bếp Nhà Pi để cùng chia sẻ nhiều kiến thức, kinh nghiệm hữu ích bạn nhé!

Nguồn: https://anhvufood.vn
Danh mục: Góc Chia Sẻ