Cách bảo quản và vận chuyển hải sản đi xa đảm bảo chất lượng

Cách bảo quản và vận chuyển hải sản đi xa | bếp nhà pi | bepnhapi.com

Với hương vị thơm ngon cùng giá trị dinh dưỡng cao, hải sản luôn là loại thực phẩm được người Việt ưa chuộng. Tuy nhiên, nó chỉ phổ biến ở những tỉnh ven biển nên nếu muốn vận chuyển hải sản đường dài mà vẫn đảm bảo chất lượng là cả một quá trình. Đừng quá lo lắng, hôm nay Bếp Nhà Pi sẽ chia sẻ cho bạn cách bảo quản hải sản đi xa tốt nhất, cùng xem nhé!

Bảo quản và vận chuyển hải sản – Những điều cần lưu ý

1. Cách bảo quản hải sản đi xa

Cách bảo quản hải sản tươi sống

Đối với hải sản tươi sống, để có thể bảo quản hải sản đi xa, sống được lâu mà không gây ảnh hưởng đến chất lượng thì yếu tố quan trọng đầu tiên đó là nên lựa chọn những loại hải sản càng tươi càng tốt. Theo kinh nghiệm của Bếp Nhà Pi thì cách chọn hải sản để bảo quản được tốt nhất đó là:

  • Cá: chọn con còn sống, đang bơi khỏe mạnh, mắt sáng và khi ấn nhẹ vào thân thì sẽ dễ dàng trở về hình dạng ban đầu.
  • Tôm: đang bơi, nhảy khỏe, càng còn nguyên, thân săn chắc, không có mùi tanh.
  • Mực: kích thước lớn, thịt dày chắc, màu trong suốt và túi mực không bị vỡ.
  • Cua, ghẹ: những con vừa thịt sẽ chắc hơn, khi bấm vào phần yếm không bị lõm vào.
  • Nghêu, sò, ốc: vỏ còn cứng, khép chặt miệng và không có mùi lạ bất thường.
Cách bảo quản và vận chuyển hải sản đi xa | bếp nhà pi | bepnhapi.com
Để đi được xa, cần chú ý chọn kỹ khâu đầu vào của hải sản!

Ngoài ra, mỗi loại hải sản lại có cách đóng gói cũng như bảo quản để đi đường dài khác nhau. Trong đó, cua sống rất dai lại dễ đóng gói và vận chuyển với số lượng nhiều. Bạn chỉ cần xếp cua vào thùng xốp đã được đục lỗ để cua thở, sau đó phủ thêm lớp khăn ẩm và dán thùng lại là có thể vận chuyển đến 12 giờ mà không lo bị hư hỏng.

Khác với cua, cách bảo quản ghẹ sống khi đi xa thường khó hơn vì ghẹ có khả năng duy trì sự sống kém nên để đảm bảo ghẹ tươi ngon được khoảng 6 – 7 giờ thì cho ghẹ vào bịch nước lớn và bơm thêm oxy, buộc chặt. Xếp các bịch vào vào thùng xốp, thả ít đá để giữ nhiệt rồi đậy kín nắp và luôn duy trì mức nhiệt độ 22 độ C.

Còn trường hợp vận chuyển cá sống thì người ta sẽ hòa tan thuốc gây mê với nước, cho cá vào để ngấm dần thuốc hoặc đóng cá vào túi nước đã bơm oxi, buộc chặt rồi cho vào thùng xốp và quấn băng keo quanh miệng thùng. Đặc biệt, thuốc gây mê cho cá sẽ có nhiều loại từ giá trẻ khoảng vài trăm nghìn đồng cho đến loại cả triệu đồng. Tuy có tác dụng gần giống nhau, nhưng nếu ham rẻ sử dụng thuốc kém chất lượng sẽ dễ làm cá bị nhiễm độc và về lâu dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Riêng với cách bảo quản tôm hùm đi xa thì cần phải có phương pháp chuyên môn hơn, đó là dùng biện pháp sốc nhiệt, nghĩa là thay đổi nhiệt độ đột ngột để chúng rơi vào tình trạng ngủ đông. Sau đó cho vào túi nilon, thêm ít rong biển ướt, bơm oxi, cột chặt túi và xếp vào thùng xốp đã rải đá, đậy kín nắp thùng.

Cách bảo quản và vận chuyển hải sản đi xa | bếp nhà pi | bepnhapi.com
Ở thời điểm hiện tại, vận chuyển đồ tươi sống đi xa không còn quá khó khăn!

Cách bảo quản hải sản đông lạnh

Đối với cách bảo quản mực tươi đi xa cũng như các loại hải sản khác như tôm, nghêu, sò, ốc do thời gian sống khá ít sau khi ra khỏi nước lại dễ bị ươn nên sẽ thường được bảo quản bằng cách đông lạnh. Đầu tiên, xếp một lớp hải sản vào thùng xốp, rải đá xay nhỏ lên rồi lại thêm một lớp hải sản và tiếp đến lớp đá, thực hiện tương tự cho tới khi đầy thùng. Nếu muốn vệ sinh hơn thì có thể hút chân không trước khi đem ướp đá lạnh.

Và lưu ý là lớp trên cùng phải là lớp đá lạnh, rồi đậy kín thùng và quấn chặt bằng băng keo để giữ nhiệt lâu, tránh chảy nước. Nếu muốn cẩn thận hơn nữa thì có thể nhờ người bán hàng bọc thêm một lớp nhựa bên ngoài thùng xốp.

> Có thể bạn quan tâm: Danh mục hải sản đông lạnh tươi ngon, đặt hàng online tại Hà Nội

Cách bảo quản và vận chuyển hải sản đi xa | bếp nhà pi | bepnhapi.com
Bảo quản hải sản đông lạnh cần chú ý khâu cấp đông

Cách bảo quản hải sản khô

Đối với các loại hải sản khô thì cách đóng gói và bảo quản để vận chuyển đường dài sẽ dễ dàng hơn, nhưng cần nhớ là luôn giữ cho hải sản không mất hơi lạnh cũng như hạn chế tối đa việc tiếp xúc với không khí bên ngoài.

Hải sản khô sẽ được đóng gói trong túi nilon đã hút chân không và cấp đông hoặc ngăn đông tủ lạnh. Sau khi lấy ra thì đầu tiên là lau sạch nước đá xung quanh rồi quấn chặt túi mực bằng 4 – 5 lớp giấy báo để giữ lạnh. Bọc thêm một lớp túi nilon, buộc chặt lại rồi xếp vào thùng xốp hoặc túi giữ nhiệt và cho thêm đá khô nếu thời gian vận chuyển trên 30 giờ.

Cách bảo quản và vận chuyển hải sản đi xa | bếp nhà pi | bepnhapi.com
Bảo quản hải sản khô tương đối dễ so với các loại khác!

> Có thể bạn quan tâm: Ăn hải sản kiêng gì? Những lưu ý khi ăn hải sản!

Bạn Đang Xem: Cách bảo quản và vận chuyển hải sản đi xa đảm bảo chất lượng

2. Cách vận chuyển hải sản đi xa

Ngày nay thì việc vận chuyển hải sản đi xa không còn quá khó khăn, trong đó có rất nhiều công ty chuyên cung cấp dịch vụ này. Trường hợp nếu bạn chỉ gửi số lượng ít bằng xe máy, xe ô tô khi đi du lịch thì hải sản sau khi được bảo quản, đóng gói chắc chắn thì chỉ cần xếp ngay ngắn lên xe là được.

Còn trường hợp kinh doanh với số lượng lớn thì có thể vận chuyển hải sản bằng tàu, thuyền hoặc xe tải chuyên dụng để chở hàng. Nếu vận chuyển hải sản bằng đường máy bay thì cũng cần đóng gói bằng thùng xốp kín, không có lỗ hở và bịch đá lạnh đã được làm kín miệng để tránh gây ướt những hành lí khác.

Đặc biệt, với cách vận chuyển hải sản tươi sống đi xa thì cần phải đòi hỏi nhiều điều kiện nghiêm ngặt hơn về thiết bị kỹ thuật hiện đại. Trong đó, cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện đó là có xe container chở hàng đông lạnh chuyên dụng, máy làm lạnh để duy trì nhiệt độ lý tưởng, sử dụng thiết bị cung cấp oxy để sục khí liên tục trong suốt quãng đường, luôn đóng van thông gió lại và rút ngắn tối đa thời gian vận chuyển.

Ngoài ra, việc sắp xếp các thùng hàng lên xe một cách khoa học cũng là yếu tố quan trọng khi vận chuyển hải sản tươi sống. Xếp hàng bảo đảm luồng khí lạnh được lưu thông đều khắp trong xe, không xếp hàng cao hơn cửa gió giàn lạnh và giữa các thùng hàng phải có khoảng trống để không khí tự do luân chuyển. Đồng thời, cần thường xuyên kiểm tra độ lạnh của hải sản để đảm bảo luôn giữ ở mức nhiệt độ cho phép.

Cách bảo quản và vận chuyển hải sản đi xa | bếp nhà pi | bepnhapi.com
Sự phát triển của giao thông vận tải giúp nhiều cho việc vận chuyển hải sản đi xa!

3. Một số lưu ý về cách bảo quản hải sản sau khi vận chuyển đến nơi

Sau khi đã vận chuyển các loại hải sản đến nơi, để đảm bảo giữ được tươi ngon lâu thì cũng cần phải có cách bảo quản và sơ chế đúng cách. Đầu tiên, bạn phải tháo nắp thùng xốp rồi cho ngay vào ngăn đông. Đối với hải sản tươi sống thì phải rửa sạch và nếu có thể cho vào bể nuôi chuyên dụng càng tốt, nếu không thì cũng bảo quản trong ngăn đá.

Ngoài ra, mỗi loại hải sản tươi sống sẽ có thời gian bảo quản khác nhau, nếu không sẽ không còn thơm ngon. Cụ thể:

  • Cua: có thể sống bên ngoài được 1 tuần nhưng cần đặt cua ở nơi khu vực thoáng mát và giữ ẩm bằng cách thỉnh thoảng vẩy nước lên.
  • Ghẹ, mực tươi: để ngăn đông của tủ lạnh nhưng không quá 3 ngày, tốt nhất là chế biến ngay.
  • Tôm hùm: đắp rong biển ướt lên thân thì sống được khoảng 3 ngày.
  • Nghêu, sò, ốc: bảo quản được 24 giờ trong ngăn mát và 2 tuần nếu trữ đông.
  • Hải sản khô: để trong ngăn đá tủ lạnh sử dụng được ít nhất 6 tháng, không để chung với sản phẩm tươi và sau khoảng 3 – 4 tuần thì nên lấy ra phơi nắng 10 – 15 phút.

Hy vọng với những kinh nghiệm hữu ích trên sẽ giúp bạn biết cách bảo quản và vận chuyển hải sản đi xa luôn được thơm ngon nhất trên suốt chuyến hành trình nhé. Như vậy, có thể hoàn toàn yên tâm mua về làm quà cho bạn bè, người thân hoặc chế biến thành các món ăn hấp dẫn cho gia đình rồi đấy!

Xem Thêm : Cách làm cá lăng nướng muối ớt ngon xuất sắc, không phải ai cũng biết

> Có thể bạn quan tâm: Mách bạn địa chỉ mua hải sản ngon ở Hà Nội!

Đánh giá bài viết:
5/5

Theo dõi fanpage của Bếp Nhà Pi để cùng chia sẻ nhiều kiến thức, kinh nghiệm hữu ích bạn nhé!

Nguồn: https://anhvufood.vn
Danh mục: Góc Chia Sẻ