Bị thủy đậu có kiêng gió quạt không? Những lưu ý với người mắc thủy đậu!

những lưu ý dành cho người mắc bệnh thủy đậu
Đối với người mắc bệnh thủy đậu cần kiêng cữ và đặc biệt chú trọng chăm sóc sức khỏe bản thân. Nếu không giữ gìn, bạn sẽ rất khó khỏi bệnh. Bạn có đang băn khoăn bị thủy đậu có kiêng gió quạt không?

Rất nhiều trường hợp bị bệnh thủy đậu nhưng không có nhiều kiến thức về căn bệnh này sẽ càng tỏ ra lo lắng và lúng túng hơn. Nếu bạn đã, đang hoặc kể cả chưa bị thủy đậu, hãy chủ động tìm hiểu kiến thức về căn bệnh này cũng như cách chữa trị nhanh khỏi nhất. Một trong những vấn đề rất nhiều bạn thắc mắc chính là: Bị thủy đậu có kiêng gió quạt không?

Hãy cùng góc chia sẻ của Anhvufood tìm hiểu nhé

Bạn Đang Xem: Bị thủy đậu có kiêng gió quạt không? Những lưu ý với người mắc thủy đậu!

Tìm hiểu chung về bệnh thủy đậu 

Các nốt đỏ nổi lên khi nhiễm bệnh thủy đậu
Các nốt đỏ nổi lên khi nhiễm bệnh thủy đậu

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, xuất hiện khá nhiều tại Việt Nam và thường bị thành từng đợt dịch. Bệnh do virus Herpes zoster gây nên, dễ lây từ người sang người qua hô hấp hoặc tiếp xúc gần.  Đối tượng dễ mắc thủy đậu nhất là trẻ nhỏ, trẻ em lứa tuổi đi học, tuy nhiên người lớn vẫn có nguy cơ mắc bệnh. 

Những biểu hiện của bệnh thủy đậu chính là nổi mụn nước ở phần đầu mặt, thân, chân tay, sau đó nhanh chóng lan ra toàn thân. Những mụn nước này thường gây ngứa, cơ thể xuất hiện sốt, nhức đầu, mệt mỏi. Bên trong mụn nước có chứa dịch trong. Những trường hợp nặng hơn có chưa mủ vàng đục, mụn nước to hơn.

Xem Thêm : Nóng tai trái [Nóng tai phải] là bệnh gì hay điềm báo xui xẻo [nam, nữ]

Thông thường, thủy đậu sẽ bị trong vòng từ 7-10 ngày nếu giữ gìn và không xuất hiện biến chứng. Bệnh mất dần, những nốt mụn nước sẽ khô và không để lại thẹp. Tuy nhiên, nếu để mụn nước nhiễm vi trùng thì nguy cơ để lại thẹo là rất cao.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu

Trong trường hợp điều trị kịp thời, thủy đậu sẽ nhanh khỏi và không để lại hệ quả. Tuy nhiên, có những trường hợp thủy đậu bị biến chứng nguy hiểm:

  • Nhiễm trùng phần mụn nước, gây lở, chảy máu và để lại thẹo sau khi lành.
  • Viêm màng não với biểu hiện sốt cao, hôn mê, co giật. Đây là trường hợp nguy hiểm, nếu không chữa trị kịp thời có thể gây tử vong.
  • Viêm phổi thủy đậu: Thường xảy ra ở người trưởng thanh, biểu hiện ho ra máu, tức ngực, khó thở,…
  • Viêm thận, viêm cầu thận: Biểu hiện là tiểu ra máu, suy thận.

Cách điều trị bệnh thủy đậu như thế nào?

Bôi thuốc tím là một cách chữa thủy đậu phổ biến
Bôi thuốc tím là một cách chữa thủy đậu phổ biến

Trong trường hợp gia đình có người bị thủy đậu, bạn cần thực hiện biện pháp phòng ngừa cho gia đình một cách chủ động. Tránh tiếp xúc đường hô hấp hay tiếp xúc gần với người bị, tránh để những mụn nước lây qua người khác, chủ động tiêm phòng ngừa thủy đậu.

Đối với người bị thủy đậu, cần đảm bảo sự thông thoáng cho da, tranh mặc quần áo bó chật, không gãi các mụn nước, tránh dùng chung đồ đạc với người xung quanh như khăn mặt, quần áo,…

  • Đối với những mụn nước, bạn dùng thuốc tím để bôi lên, vừa ngăn ngừa nhiễm khuẩn, vừa tránh để lại thẹo sau này. Sử dụng Chloramphenicol 0,4% hoặc Argyrol 1% nhỏ mắt ngày 2 – 3 lần để sát khuẩn cho mắt, mũi.
  • Nếu bị sốt, có thể sử dụng thuốc hạ sốt, lưu ý, không dùng thuốc Aspirin hay các sản phẩm có chứa thành phần Aspirin để hạ sốt.
  • Cung cấp đủ nước, dinh dưỡng, ăn thêm trái cây, vitamin cho cơ thể.
  • Ngoài ra, để vệ sinh cơ thể, người bị thủy đậu có thể tắm nước lá kinh giới, lá chè xanh, lá sầu đâu, lá tre hoặc lá mướp đắng để hỗ trợ làm sạch các mụn nước, hạn chế gây ngứa cũng như thúc đẩy quá trình làm khô.

Người bị thủy đậu cần kiêng gì?

Người mắc bệnh thủy đậu có nên tắm không?
Người mắc bệnh thủy đậu có nên tắm không?

Xem Thêm : Nốt ruồi vùng kín đàn ông và nốt ruồi vùng kín phụ nữ nói lên dự báo gì?

Bạn đang không biết cần kiêng những gì khi bị thủy đậu, bị thủy đậu có kiêng gió quạt không? có nên tắm không? Đối với người bị bệnh thủy đậu, bạn cần kiêng những loại thức ăn dầu mỡ, cay nóng, các loại thực phẩm có tính ấm như thịt gà, các món xôi, nếp, bánh chưng,… Người bị thủy đậu vẫn có thể tắm, tuy nhiên nên hạn chế số lượng tắm và thời gian tắm, không nên quá lạm dụng việc ngâm nước. Bạn cũng có thể sử dụng quạt gió, nhưng vẫn là không nên quá lạm dụng.

Thực tế, thủy đậu thường phát bệnh vào mùa nắng nóng. Nếu không làm mát, không tắm rửa vệ sinh thì phần lỗ chân lông càng bị bít lại, nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng từ các mụn nước càng tăng cao. 

Bị thủy đậu rồi có bị lại không?

Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều người, ngay cả người vừa khỏi bệnh. Thủy đậu là một căn bệnh truyền nhiễm nhưng khả năng miễn nhiễm của nó cũng rất cao. Đến 90% không bị thủy đậu lại lần hai. Tuy nhiên, 10% còn lại vẫn tồn tại nguy cơ người bị thủy đậu nhiều lần. Trường hợp này xảy ra đối với những người có hệ đề kháng, miễn dịch yếu. Phổ biến nhất ở người già.

Hi vọng với những thông tin trên đây, các bạn đã có thêm kiến thức cần thiết về bệnh thủy đậu. Hãy chủ động chăm sóc cơ thể, ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để có cơ thể khỏe mạnh nhất.

Anhvufood chúc các bạn đọc giả nhiều sức khỏe

Nguồn: https://anhvufood.vn
Danh mục: Góc Chia Sẻ